xebinhdinh.com

loading

Bài dự thi "Đại sứ văn hóa đọc 2021 - Đề 1"



Auto

ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 2021  - ĐỀ 1

ĐỀ BÀI
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà mình yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức, cuộc sống của bạn.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, em sẽ có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người cũng như các bạn của mình đọc sách nhiều hơn?
 
GỢI Ý LÀM BÀI
Bài viết số 1
Câu 1.
Tôi là người thích đọc sách và luôn tìm những cuốn sách hay để đọc. Và tôi đã tìm đọc được một cuốn sách mà đã làm thay đổi nhận thức của tôi.  Cuốn sách " Giết con chim nhại" của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee đã làm cho chúng ta có một hành trình đáu tranh tìm lại lẽ phải. Câu chuyện kể về cô bé mất mẹ từ khi còn nhỏ, sống cùng với anh trai Jem và cha là Atticus Finch trong một ngôi nhà ở thị trấn Maycomb.  Và câu chuyện không chỉ là những dòng hồi ký mà câu chuyện còn nói về nạn phân biệt chủng tộc. Nạn phân biệt chủng tộc không được miêu tả quá gay gắt nhưng nó vẫn âm thầm trong câu chuyện để chúng ta có thể nhận ra được, đặc biệt qua đôi mắt chân thật của trẻ con. Calputrina đã khiến cho Scout rất ngạc nhiên về cuốn sách bà đã học, bởi chúng chẳng bao giờ nghĩ vậy, Calputrina có nhìn nhận khác với những người da đen khác nhưng khi sinh hoạt cùng họ thì bà cũng cư xử giống như họ vậy. Tiểu thuyết đã không chỉ đem lại cho tác giả Harper Lee giải thưởng Pulitzer danh giá, đó còn là cuốn tiểu thuyết được yêu thích nhất nước Mỹ với sự tham gia bình chọn của hàng triệu độc giả nước này.
Câu 2.
Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em sẽ:
- Đưa những cuốn sách hay, đặc sắc giới thiệu đến cho các bạn học sinh. Những cuốn sách mới, cuốn sách hay mà chúng ta chưa bao giờ đọc thì sẽ giúp mọi người mở ra những tri thức, cải thiện nhân cách. Đọc sách giống như ươm mầm cây xanh, vậy nên đặc biệt đưa sách gần đến các bạn nhỏ.
- Tổ chức những tuần sách, tháng sách. Các những cuộc thi để giao lưu những người cùng đam mê. Gửi đến mọi người thông điệp về hay về cuộc sống. 
- Xây dựng những tủ sách ở những vùng sâu, vùng xa. Tổ chức quyên góp, hỗ trợ sách cho các bạn đang sống trong những nơi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
 
Bài viết số 2:
Câu 1.
Từ nhỏ, tôi đã được bố mẹ rèn luyện cho một thôi quen khó bỏ là đọc sách trước khi đi nghỉ, hay những lúc rảnh rỗi thay vì xem phim, chơi game thì tôi sẽ đọc sách. Một cuốn sách mà tôi đã đọc và rất thích đó là cuốn Tottochan – cô bé bên cửa sổ.
Câu chuyện kể về cô bé Tottochan – một cô bé có tính cách khác biệt đối với những người bạn khác. Cô bé vô cùng tinh nghịch và hiếu động. Khi ở trên lớp học cô bé gây ra một mớ rắc rối, hỗn loạn khiến cho cô giáo cũng không thể chịu được. Và rất nhiều lần đã bị kỉ luật. Chắc chắn, khi đọc chúng ta sẽ luôn nhớ cảnh cô bé ngồi trong lớp nhìn ra ngoài với ánh mắt xa xăm. Cô bé cảm thấy thế giới ngoài kia mới là thế giới mà cô bé mong muốn. Những câu chuyện dỡ khóc, dỡ cười mang đến cho người đọc. Chúng ta sẽ luôn cùng khóc, cùng cười với cô bé.
Và Tottochan thật sự may mắn khi có một người mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương cô bé. Khi cô bé bị trường đuổi học, thay vì trách móc mà người mẹ lại chuyển trường- một ngôi trường mà để con của mình được phát triển hết khả năng của mình.
Ngôi trường mới đã mang đến một phương pháp dạy học mà gần gũi, thân thiện với học sinh hơn. Đem đến cho các bạn học sinh những trải nghiệm, những niềm tin, những động lực. Người thầy luôn nói với Tottohan rằng “Em biết đấy, em thật là một cô bé ngoan.”.
Từ lúc đó người ta đã mơ ước đến một ngôi trường mà học sinh được tự do phát triển bản thân, các em tự thực hành nghiên cứu trong giờ học với sự hỗ trợ của giáo viên, mỗi em lựa chọn học môn học mình yêu thích. Thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô luôn quan sát và hướng dẫn các em hoàn thành bài tập cũng như những vướng mắc cuộc sống. 
Phát triển kĩ năng ở mọi thời điểm, rèn luyện như không rèn luyện, các em được chơi đùa cả ngày. Những khuôn phép của một trường học bình thường trở nên vô nghĩa, những định nghĩa giáo dục kiên cố trở nên sét rỉ.
Đọc xong cuốn sách chúng ta cũng như các bạn nhỏ là sẽ luôn mơ ước về một ngôi trường như thế. Và ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta hãy là chính là bản thân mình. Tự phát triển bản than, theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Câu 2.
Đọc sách giúp chúng ta mở mang tri thức, giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách của bản than và mọi người. Nên nếu trở thành Đại sứ Văn học thì trước tiên tôi sẽ xây dựng những tủ sách ở trường học, ở tổ dân phố để cho mọi người được tiếp cận gần hơn với những cuốn sách hay và bổ ích. Tiếp theo cần tổ chức nhiều cuộc tìm hiểu, tuyên truyền về văn hóa đọc sách cho mọi người. Hãy đưa sách gần hơn đến với mọi người.
 
Bài viết số 3:
Câu 1.
Nhắc đến chiến tranh, ai trong chúng ta cũng luôn nghĩ đến, nhớ đến những sự đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra. Một tác phẩm hay và đặc sắc nói về chiến tranh mà khi đọc chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ rơi những giọt nước mắt. Một cuốn sách đã giành giải Nobel văn chương năm 2015 – Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ -  Svetlana Alexiavich
Cuốn sách đã đưa chúng ta về chiến tranh thế giới thứ 2, những năm chiến đấu ác liệt nhất mà nhiều người muốn quên đi những năm tháng đó. Những câu chuyện mà chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận đã phải gắn liền với chiến tranh. Tác giả đã tái hiện rất chân thực và đầy đủ.
Đọc nhan đề mà tác giả đặt ra ai cũng nghĩ là dòng suy nghĩ hay những hồi tưởng của những người đàn ông. Nhưng không hề tác giả đã cho những người phụ nữ trong chiến tranh có quyền được lên tiếng.Những người phụ nữ họ đã kể những câu chuyện, những cuộc sống trong chiến tranh, những tâm sự của cô gái trẻ lớn lên trong thời chiến tranh. Những câu chuyện về tình yêu đầy lãng mạn nhưng đầy sự bi thương. Đời sống riêng tư cũng như tập thể phô bày trên trang giấy, không chỉ tố cáo tội ác chiến tranh, không chỉ là tấm gương anh hùng của những cô bé xung phong trốn nhà ra trận dù thiếu tuổi vì căm thù phát xít, mà chúng mang đậm âm hưởng nữ quyền, khi cho phụ nữ quyền được cất tiếng, được là chủ thể độc lập, ở mảng tự sự hư cấu lẫn phi hư cấu viết về chiến tranh, vốn là độc quyền của nam giới. Không còn chỉ là người phụ nữ hậu phương đợi người ra trận trở về, đây là những câu chuyện của những cô gái ở đầu chiến tuyến, phá vỡ và thách thức thế thượng tôn chiến tranh là dành cho đàn ông.
Tác giả có viết “Nhưng tôi là người đã nghe những người phụ nữ nói – những phụ nữ thành phố và những người ở nông thôn, những phụ nữ bình thường và những nữ trí thức, những người cứu chữa thương binh và những người cầm một khẩu súng, tôi có thể khẳng định rằng tưởng thế là sai. Thậm chí một sai lầm lớn. Còn có một cuộc chiến tranh khác mà chúng ta không biết.”
Chiến tranh đã quá khắc nghiệt, chiến tranh đã mang đến nhiều sự mất mát, đau xót của mọi người, đặc biệt là những người phụ nữ. Và chúng ta sẽ ghi nhớ “những gương mặt con người bình thường, và những khuôn mặt làm nên lịch sử, như chính lời trong truyện, “Cuộc sống con người trở thành lịch sử và lịch sử được cắt ra thành hang ngàn cuộc đời con người. Người ta bắn và người ta chết, người ta có lòng tin và người ta vỡ mộng; và cùng lúc, người ta muốn tô lông mày, ít ra thì khi ngủ cũng mặc một chiếc áo cánh phụ nữ mỏng.”
Câu 2.
Thật vinh dự khi được trở thành Đại sứ Văn hóa, mang trên mình những trọng trách rất lớn để đưa sách đến gần với mọi người. Tôi sẽ tổ chức nhiều chương trình, những cuộc thi giới thiệu về sách, những cuốn sách hay và đặc sắc. Đưa sách gần hơn đối với những bạn vùng núi, biển đảo. Lan tỏa những cuốn sách hay đến mọi người.
---------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết dự thi chi tiết khác của cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc 2021" ngay tại:
Đại sứ văn hóa đọc 2021 - Đề 2: Click để xem chi tiết
Đại sứ văn hóa đọc 2021 - Đề 3: Click để xem chi tiết
 

``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.