xebinhdinh.com

loading

Bài mẫu Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 (dành cho học sinh phổ thông và sinh viên)



👉 Bài mẫu Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 - dành cho học sinh cấp 1 và cấp 2
👉 Bài mẫu Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 - dành cho học sinh cấp 3 và sinh viên

Đề 1:

- Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

- Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Đề 2:

- Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

- Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Đề 1.

Câu 1.1

Trong các tác phẩm đã đọc, mỗi tác phẩm lại mang một nét riêng, một màu sắc riêng nhưng tựu chung thì qua các tác phẩm đều mang các giá trị nhân văn, truyền cảm hứng tới độc giả. Các truyền tài những thông điệp đó được thể hiện thông qua các nhân vật. Và nhân vật truyền nguồn cảm hứng tích cực và mạnh mẽ đến em nhất chính là nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.  Anh thanh niên ấy là một người con trai trẻ chừng 27 tuổi, người cô độc nhất thế gian, cuộc sống xung quanh anh chỉ toàn cây cỏ và công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Đó là một người hùng thầm lặng, là một chiến sĩ. Chẳng phải cứ cầm súng trên tay, lăn xả chiến trường như những người lính Trường Sơn nhưng anh thanh niên vẫn cống hiến rất nhiều vào công cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Anh than niên cũng từng viết thư tình nguyện tham gia chiến trường nhưng rồi được giao nhiệm vụ ở đỉnh Yên Sơn này. Công việc của anh yêu cầu sự tỉ mỉ, vất vả và tính chính xác cao nhưng cũng có phần tẻ nhạt. Vậy nhưng anh rất yêu công việc này vì nó giúp anh góp phần nhỏ sức mình trong công cuộc chiến đấu. Còn rất trẻ, lại giỏi giang, anh sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp lợi ích cá nhân của mình vì sự nghiệp lớn của đất nước. Chịu sao được cảnh cô độc bốn bề cây cỏ chẳng bóng người nhưng anh lại thấy đó là hạnh phúc, là vinh hạnh vì cuộc đời anh có thể cống hiến, đền ơn Tổ quốc. Anh thanh niên ấy không có tên, là đại diện cho rất nhiều người thanh niên trẻ khi đó, tuy rằng họ không trực tiếp chiến đấu ở mặt trận nhưng lại góp công rất lớn giúp tiền tuyến chiến thắng. Nhưng họ lại rất khiêm tốn chẳng nhận công lao về mình, chỉ cho rằng bản thân chỉ góp phần sức rất nhỏ thôi. Ngoài chiến trường khốc liệt kia mưa bom bão đạn, nơi đây tuy bình yên nhưng cũng rất căng nào từng phút, từng giây để nắm bắt tình hình khí tượng giúp bộ đội ta tận dụng, nắm bắt mà chiến đấu. Chiến công ấy cũng chẳng kém gì chiến thắng ngoài chiến trường nhưng đối với anh thanh niên thì nó chẳng là gì so với những hi sinh, những thắng lợi của các đồng chí ngoài mặt trận. Sự cống hiến, khiêm tốn của người thanh niên ấy thực sự khiến em cảm thấy hổ thẹn về sự ích kỉ của chính mình. Và cũng chính lí tưởng “sống là cho đâu nhận lại riêng mình” đã hướng em tới một lối sống tích cực, cảm thân cần phải có trách nhiệm với xã hội, với Tổ quốc. Để có được cuộc sống hòa bình, độc lập, hạnh phúc hôm nay đã bao người phải hi sinh xương máu, bao cống hiến tuổi trẻ… nghiễm nhiên được hưởng những thành quả đó thì chúng ta cần biết ơn, cần trân trọng và tiếp nối truyền thuống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta.Tuy rằng, chiến tranh đã kết thúc nhưng chắc chắc rằng những anh thanh niên vẫn hiện hữu âm thầm và chính chúng em, những thế hệ hiện hữu cũng sẽ trở thành những cô thanh niên, anh thanh niên góp sức nhỏ mình vào công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh, vững mạnh.

Câu 1.2

Những tác phẩm có thể giúp chúng ta thay đổi lối sống hay suy nghĩ không nhiều. Nhưng đã có những tác phẩm đã thành danh bằng việc làm thay đổi cảm xúc, suy nghĩ tích cực và dẫn đến hành động cụ thể. Trong đó có tác phẩm Mê hoặc – Guy Kawasak

Mê hoặc là tác phẩm đã làm chuyển hóa hoàn cảnh và các mối quan hệ. Nó biến thái độ thù hằn thành sự nhã nhặn, và biến sự nhã nhặn thành thiện cảm. Và nó biến những người hoài nghi và chỉ trích thành những người tin tưởng.

Mỗi chương đều dạy cho ta cách làm sao để có thể làm được một việc hay hành động, thái độ nào đó sao cho hợp lý nhất có thể. Mục tiêu của bạn lớn lao chừng nào, thì bạn càng phải thay đổi tình cảm, suy nghĩ và hành động của mọi người xung quanh nhiều chừng đó. Điều này đặc biệt đúng khi bạn có nguồn lực hạn hẹp mà phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh. Nếu cần phải thu hút mọi người, bạn đang làm một việc có ý nghĩa. Nếu đang làm một việc có ý nghĩa, bạn cần thu hút mọi người.

Như theo Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group cho rằng “Quyển sách này của Guy nêu rõ được tầm quan trọng – và nghệ thuật – của việc tin vào một ý tưởng có thể đem lại những thứ hoàn toàn độc đáo cho khách hàng. Sức mạnh của một ý tưởng tốt có thể làm thay đổi thị trường và trải nghiệm của từng khách hàng là cực lớn, và cuốn sách này đem lại những góc nhìn sâu sắc để giúp các công ty và người khởi nghiệp chạm vào tiềm năng đó.

Câu 1.3

Mỗi một tác phẩm nghệ thuật ra đời và được con người thụ cảm là một lần nâng giấc đầy ngoạn mục của người nghệ sĩ để hướng họ tới những điều tốt đẹp trong đời sống thực tại. Hơn cả, có thể nói, đó chính là một sự đóng góp nhỏ bé của người nghệ sĩ cho cõi nhân gian phồn hoa, phức tạp này. Và Thanh Hải – người phu chữ nặng tình với vùng đất Huế thân thương ấy đã từng làm điều đó qua từng con chữ trong tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” của mình. Tác phẩm đã truyền cảm hứng cho tôi về lối sống tích cực, lối sống có trách nhiệm với xã hội cũng cảm hứng về khát vọng cống hiến cho đời, cho đời; xây dựng và phát triển đất nước.
Ra đời vào năm 1980 – khoảng thời gian nhà thơ đang mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác. Ông nằm trên giường bệnh của Bệnh vủenh Huế, nhận thức được cái “ chết” đang cận kề, ông trút hết sức lực cũng như cõi lòng sáng ngời về sự cống hiến vào những vần thơ tâm huyết. Đó là những vần thơ với những cơn đau của bệnh tật.
Sáng ngời trong những vần thơ đầy xúc cảm của tác giả chính là cái khát vọng được cống hiến cho đời. Hoá hình dựa trên sự tự nguyện của nhà thơ, nó lớn lao, cháy bỏng đến mức có thể vượt qua rào cản qua thời gian, của tuổi tác, của bệnh tật. Nhắc nhớ về quá khứ, Thanh Hải đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến với bao mất mát, đau thương, cống hiến trọn đời cho mùa xuân của Tổ quốc. Thế rồi cho đến khi sắp rời xa nhân thế, ông vẫn dành trọn tấm thân nhỏ bé của mình để để lại cho đất nước một nghệ thuật vô giá. Ông vẫn tha thiết được sống có ích, sống đẹp với tất cả sức sống tươi trẻ của mình.
Muốn làm con chim hót, một chú chim nhỏ bé giữa muôn vàn tiếng chim, muôn vàn âm thanh đặc sắc, dâng tiếng hót vui cho đời, làm một cành hoa tỏa hương ngào ngạt giữa một rừng hoa xuân rực rỡ, muôn màu muôn vẻ, làm một nốt trầm trong bản hòa ca của dân tộc. Đây chính là mong ước nhỏ bé giản dị mà đầy cao cả của tác giả, ông lặng lẽ đem một chút gì đó của bản thân mình cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, cho cuộc đời chung. Người con nơi xứ thành Phú Xuân ấy đã cùng với nguyện ước chân thành của mình cùng nhau trở về với cát bụi.
Có thể nói, tác phẩm đã khiến tôi nhận ra rằng cái “ chết” không hề đáng sợ, mà là trước khi “ chết” bản thân đã làm được gì có ích, đã cống hiến được gì có ý nghĩa cho đời hay chưa? Khi ta “ chết” mà chẳng để lại cho đời một giá trị dù nhỏ bé thì đời này ta đã sống thật vô nghĩa. Bản thân mỗi cá nhân cần phải luôn nhắc nhở bản thân rằng “ Sống là để cống hiến”. Nhận thành quả của những người đi trước thì phải có trâch nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát triển những thành quả ấy sao cho xứng đáng. Dẫu chặng đường phía trước có dài và khó khăn thì vẫn phải lạc quan và tin tưởng vào những điều tốt đẹp thì tới có thể mang lai giá trị cho cuộc sống, cho đời.
Thật biết ơn bức cái giá trị mà nhà thơ Thanh Hải để lại cho đời thật nhiều! Nó đã khơi dậy những khát khao cháy bỏng được cống hiến hết mình cho đất nước cho thế hệ trẻ sau này như tôi. Mỗi chúng ta, dù là ít hay nhiều cũng cần góp một phần của mình vào công cuộc kiến thiết nước nhà để đất nước ngày càng phát triển, mãi mãi trường tồn, mãi mãi phồn vinh.

Đề 2

Câu 1.1

   Ở làng của tôi, không ai là không biết đến chị Liên, con nhà bác Sơn. Nhà chị Liên không phải thuộc dạng khá giả hay quá đầy đủ sung túc. Gia đình chủ yếu làm nông quanh năm. Khi hết mùa lúa thì trồng xen canh thêm các cây lương thực ngắn ngày hoặc cây ăn quả. Những buổi rảnh rỗi, thì cả nhà lại đan lát các đồ thủ công để bán và kiếm thêm thu nhập.

          Sau khi đi học đại học ở Hà Nội về, chị Liên được phân công giữ chức Bí thư chi đoàn của xóm. Ban ngày, chị đi làm ở Ủy ban, chiều về chị đỡ bố mẹ việc nhà. Cuối tuần, chị lại đi khắp các nhà tuyên truyền các hộ dân để rác đúng nơi quy định, tránh xa các tệ nạn xã hội,... Chị là người năng nổ, nhiệt tình, tháo vát, lại có ăn có học nên lời chị nói đều gãy gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu và được mọi người tín nhiệm lắm.

          Thời gian gần đây, chị Liên cùng các thanh niên trong Ban chấp hành cùng nhau triển khai phong trào đọc sách cho trẻ em, mọi người trong địa phương. Chị đi đến từng nhà, kêu gọi quyên góp ủng hộ để xây dựng một tủ sách miễn phí cho trẻ em, học sinh. Nhiều người còn chê bai, kêu việc làm của chị là thừa thãi. Họ kêu rằng trẻ em trong xóm thì cứ cho đi học, theo học được đến lớp mấy thì học, sau thì đi làm kiếm bát cơm qua ngày, ôi dào, đọc sách làm gì. Hồi đầu, chị Liên tâm sự với tôi, chị cũng buồn lắm khi có những người nói như vậy. Nhưng chị vẫn không nản chí, chị dành toàn bộ số tiền kêu gọi được với số tiền lương ít ỏi chị có để lên thành phố mua sách về cho vào tủ sách. Các thanh niên trong xóm cũng thấy việc làm của chị là đúng đắn nên cũng ủng hộ chị lắm. Người có tiền góp tiền, người có sách cũ không đùng đến thì cũng đem tặng. Dần dần sau một đến hai tháng, tủ sách chung đã đầy ắp sách hay và bổ ích. Trẻ con trong xóm thích lắm, sau giờ học, chúng thi nhau đến mượn sách để đọc. Có những quyển được nhiều trẻ em yêu thích nên đành phải đợi nhau đọc xong thì thay phiên mượn đọc. Dần dần, văn hóa đọc sách đã nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Chị bảo là, thói quen đọc sách dù chỉ là thói quen nhỏ thôi nhưng đây chính là những bước đi đầu tiên cho sự nghiệp nâng cao văn hóa đọc toàn dân, để mọi người ai cũng có thói quen nâng cao vốn hiểu biết, tu dưỡng nhân cách, bồi đắp cho đời sống tinh thần của mình được phong phú hơn; trẻ con thì càng cần được tiếp xúc với sách ngay từ sớm thay vì được tiếp xúc với điện thoại, hay tivi.

          Không chỉ dừng lại ở đó, chị Liên cũng luôn là người nhắc nhở các hộ dân treo cờ tổ quốc trong tuần diễn ra các ngày trọng đại của quê hương, đất nước như Ngày Quốc khánh, ngày Tết cổ truyền, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,... Ai cũng yêu mến và nghe lời chị vì cách tuyên truyền của chị rất ôn hòa,trìu mến, thuyết phục.

          Vào những ngày mùa, chị kêu gọi thanh thiếu niên hay chơi bời lêu lổng trong xóm về nhà phụ giúp bố mẹ làm đồng. Lúc đầu, có những bạn không nghe. Sau dần, chị khuyên nhủ mãi thì họ cũng chịu nghe lời chị, bỏ thói quen chơi bời lười học mà tu chí làm ăn, phụ giúp bố mẹ. Chị bảo rằng, các em phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình trước đã thì có thể trở thành người có ích, có trách nhiệm với đất nước, tổ quốc được.

          Từ ngày có chị, phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương cũng bắt đầu sôi động trở lại. Những làn điệu cổ truyền của địa phương tưởng đã không còn ai kế thừa nay lại được biểu diễn lại trong sự ủng hộ của nhân dân. Chị tâm sự với tôi rằng, mình yêu quê hương, tổ quốc cũng như yêu một phần máu thịt của chính mình vậy. Mỗi người con đều phải đóng góp cho quê hương, đất nước dù đó chỉ là một phần nhỏ bé. Khi được ai khen, chị cũng chỉ khiêm tốn bảo là cháu đã làm được gì nhiều đâu ạ, tất cả là nhờ mọi người ủng hộ cháu hết thì cháu mới làm được ạ.

          Tôi nể phục và yêu mến chị Liên vô cùng. Chị không chỉ làm công tác chuyên môn, công tác dân vận, tuyên truyền giỏi mà chị còn là người có tính cách nhã nhặn, ôn hòa, khiêm tốn và chan hòa với tất cả mọi người. Tôi mong rằng tất cả địa phương đều có những người như chị Liên để văn hóa đọc sách, tình yêu tổ quốc và trách nhiệm với quê hương, đất nước ngày càng được nâng cao hơn trong toàn dân.  

Câu 1.2
An sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khó. Cha me cậu phải đi xa lập nghiệp; bởi vậy mà từ nhốt tới lớn cậu chỉ cảm nhận được hơi ấm tình thương của ông bà ngoại. Hàng tháng ba mẹ vẫn gửi về cho cậu rất nhiều sách cho cậu học với mong ước mai này bước ra khỏi mái ấm của gia đình cậu có lấy trong mình những kinh nghiệm cuộc sống mà vững bước trên con đường tiến đến thành công.
Gấp lại trang cuối của một cuốn sách, tình yêu đối với chúng trong An dường như lại tăng lên gấp bội. Bởi lẽ, sách đem đến cho cậu những điều vô cùng bổ ích. Khiến những tư duy, suy nghĩ trong cậu dần thay đổi. Cuộc sống của cậu dường như trở nên phong phú hơn khi bước qua từng trang sách. Cậu biết rõ hơn về lịch sử hủy hoàng của dân tộc. Học được nhiều điều về thới giới vạn vật xung quanh mình thông qua sách. Biết được giá trị của cuộc sống cũng như trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, dân tộc.
Từ khi có niềm đam mê, yêu thích đọc sách, An luôn tự hào mà kể với mọi người về quá khứ hoà hùng trong sử Việt. Cậu luôn giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cậu đã ước mơ rằng bản thân sẽ trở thành một người chiến sĩ để có thể gánh trên vai trọng trách giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc. Câu yêu quê hương, yêu Tổ quốc nồng nàn và đã diết. Lòng cậu luôn cháy bỏng một khak khát về cái ngày được khoác lên mình bộ quân phục, được hết mình cống hiến cho Tổ quốc để xứng đáng với những gì mà cha ông ta để lại!
Có thể nói, tình yêu đọc sách nuôi dưỡng tâm hồn An trở thành một tâm hồn vô cùng cao đẹp. Thế rồi, cái ngày mà cậu hiện thực hoá được ước mơ của bản thân và trở về lại cái làng quê nghèo khó ngày ấy, cậu đã truyền cảm hứng cho biết bao tâm hồn trẻ thơ về niềm đam mê đọc sách cũng như cái lòng yêu nước, khát khao cháy bóng được cống hiến cho Tổ quốc.
Và từ ấy trở về sau, cái vùng quê nghèo khó ấy đã trở thành một thôn làng trí thức, niềm đam mê đọc sách đã nuôi dưỡng, bồi đắp trái tim con người vô cùng tốt. Khơi dậy cái trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với chính bản thân mình, với gia đinh, với xã hội. Không thể không công nhận sách là một kho tàng tri thức vô cùng quý báu mà còn người cần có. Nó chính là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho ta trên con đường hoàn thiện bạn thân và tiến tới thành công trong cuộc sống. Và hơn cả, ta phai khẳng định rằng đọc sách chính là một thói quen tốt cần được phát huy và lan toả trong xã hội ngày nay. Lấy câu chuyện về cậu bé An để làm minh chứng đầy thuyết phục cho những điều trên, bản thân mỗi người cần phải lấy đó là tấm gương phản chiếu để hoàn thiện bản thân hơn qua từng ngày. Cần có tình yêu đối với sách và đưa việc đọc sách trở thành một thói quen khó bỏ của bản thân hàng ngày để đời sống tình thần lẫn vật chất càng trở nên phong phú, có ý nghĩa hơn nhé!

---------------------------------------------------------------

Xem thêm:

Đáp án bài viết tham khảo Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 ( dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở) : tại đây

Biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Xebinhdinh.com

( Các bài viết tham khảo sẽ được cập nhật thường xuyên)


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.