xebinhdinh.com

loading

Bài mẫu Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 (dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở)



👉 Bài mẫu Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 - dành cho học sinh cấp 1 và cấp 2
👉 Bài mẫu Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 - dành cho học sinh cấp 3 và sinh viên

Đề 1:

- Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

- Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề 2:

- Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

- Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Đề 1.

Câu 1.1

Mỗi tác phẩm hay sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc. Để tạo nên một tác phẩm các yếu tố tạo nên cũng vô cùng quan trọng như: cốt truyện, bối cảnh, nghệ thuật, nội dung, nhân vật,... Trong đó một nhân vật truyền cảm hứng sẽ giúp cho chúng ta thêm yêu và ghi dấu sâu đậm trong lòng chúng ta. 
Một nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc đó là cụ Bơ- men trong tác phẩm “ chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ O Hen-ri. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ.
Cụ Bơ- men là một người họa sĩ nghèo, ông thường phải làm mẫu vẽ cho những họa sĩ khác để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Suốt bao nhiêu năm cuộc đời ông cũng chỉ luôn ao ước để làm có sao có thể tạo nên một kiệt tác cho đời. Cụ sống là muốn cống hiến cho nghệ thuật, có thể thấy cụ chính là một nghệ sĩ thực thụ, nghệ thuật hướng đến con người
Để tạo nên một nhân vật truyền cảm hứng, hướng tới lối sống tích cực nhà văn O Hen- ri đã đặt cụ Bơ- men bên cạnh những nhân vật khác trong đó có Giôn-xi. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy, mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu, “nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.  Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, và sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hy vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng. Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hy sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.
Chiếc lá mà cụ Bơ- men vẽ là dành cả tấm lòng, sự hy sinh quên mình cho sự sống và chính nhờ chiếc lá đó đã giúp cho Giôn- xi một cô gái mà cụ không hề quen biết nhiều đã được sống, đã có niềm tin hơn vào cuộc sống này. 
Câu chuyện và nhân vật cụ Bơ - men đã nhắc nhở chúng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Câu 1.2

Trong các tác phẩm đã đọc, mỗi nhân vật đều truyền cho chúng ta những cảm hứng nhất định. Nhưng để lại cho em nhiều ấn tượng, hướng đến lỗi sống tích cực, có trách nhiệm đồng thời khơi dậy khát vọng cống hiến cho đất nước đó là Phương Định nhân vật chính trong " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Phương Định là một cô thanh niên xung phong với nhiệm vụ vô cùng khó khăn đó là phải san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc này lúc nào cũng rình rập sự nguy hiểm. Nhưng nếu không có nó thì những chuyến xe sẽ không thể nào thông qua được. Nhiệm vụ ấy, phải là những người gan dạ mới có thể làm được bởi hiểm nguy luôn rình rập và cùng với đó là đất bụi dặm trường. Nhưng giữa khói bom, đất bụi, Phương Định vẫn giữ được vẻ đẹp và sự trẻ trung của mình. Phương Định là một cô gái trẻ cũng mang trong mình nhiều điều mơ mộng. Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của cô. Cô là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Dù trong hoàn cảnh nào thì cô gái đó cũng luôn luôn kiên định, dũng cảm không sợ hiểm nguy. Hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam. 

Câu 1.3

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải đã khơi dậy trong em lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng sống cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc hơn. Bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Đối với em, bài thơ là bản nhạc tươi vui, tràn ngập niềm tự hào, khơi dậy trong lòng người đọc khát vọng sống cống hiến, lý tưởng sống cao đẹp được đóng góp cho xã hội, đất nước và quê hương trong thời kỳ đất nước bước vào chủ nghĩa xã hội, dựng xây đất nước. Thông qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải không chỉ thể hiện được thái độ trân trọng cuộc sống của bản thân mình mà còn thể hiện được chặng đường gian lao mà đất nước đã đi qua. Đó là chặng đường gian lao, vất vả, nhiều đau thương, mất mát nhưng cũng vẻ vang, đáng tự hào. Bên cạnh đó, người đọc cũng cảm nhận được những câu thơ thể hiện khát vọng cháy bỏng được hóa thân vào những sự vật dù là bé nhỏ nhất như “con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm trong bản hòa ca” để được đóng góp, cống hiến vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, dù đó là những đóng góp bé nhỏ nhất. Dù ở độ tuổi nào, nhà thơ cũng khơi dậy được khát vọng sống cao đẹp, lý tưởng sống cống hiến, đặc biệt là đối với thế hệ thanh thiếu niên. Cuối bài thơ là những câu thơ về bản sắc văn hóa dân tộc đầy tự hào của Huế - nơi quê hương của tác giả. Từ đó, người đọc càng thêm trân trọng giá trị bản sắc văn hóa dân tộc của chính quê hương, đất nước thân thương mà cha ông để lại. 

Câu 2.1

- Mục tiêu: Tiếp cận được nhiều đối tượng, đặc biệt là những trẻ em vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật để nhân rộng văn hóa đọc.

- Nội dung công việc:

+ Xây dựng các điểm đọc, thư viện đọc ở những nơi mà các em học sinh hay lui tới và vui chơi.

+ Lựa chọn những cuốn sách hay và phù hợp để giới thiệu đến các em mỗi tháng một lần.

+ Khuyến khích học sinh tìm hiểu về những cuốn sách mới và hay.

+ Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc 

- Dự kiến kết quả đạt được: Số lượng những học sinh có thói quen đọc sách được nâng lên. 

Đề 2.

Câu 1.1

    Vậy là đã hơn nửa năm sau lần gặp gỡ đầu tiên với anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, hôm nay, lại một chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai. Chuyến xe của lời thực hiện lời hứa của người họa sĩ già ngày ấy. Vẫn quang cảnh ấy, trong những tia nắng nhàn nhạt, vẫn người lái xe đó nhưng lần gặp lại này thiếu đi cô kĩ sư trẻ ấy và có thêm một sự mới lại-  sự mong chờ háo hức trong của  người họa sĩ.

     Cảnh vật vẫn thật tươi trẻ quá! Làm người họa sĩ già nhớ tới anh thanh niên như nỗi nhớ của đôi bạn tri kỉ lâu ngày chưa được gặp. Để giết thời gian, cũng là do trái tim chẳng thể vững vàng trước cái khung cảnh ngọt ngào, trìu mến của thiên nhiên SaPa này mà người họa sĩ ấy đã lấy giấy ra mà tạo ra một đứa con nghệ thuật từ trái tim.

- Đợt này bác lên đây chắc không phải chỉ để vẽ tranh đấy chứ?- Người lái xe bỗng cất tiếng hỏi cắt ngang dòng nghệ thuật của người họa sĩ

- Vâng. Lần này tôi lên là để gặp lại người thanh niên anh giới thiệu lần trước đấy.

- Chà! Lần này chắc cậu ta vui lắm. Bác mang cả sách đến cơ mà- Người lái xe vửa nói vửa nhỉnh cái nét mặt cười thoải mái.

Đúng vậy. Anh thanh niên ấy thích sách lắm. Nên lần lên thăm này ông họa sĩ đã mang những cuốn sách mà ông cho là hay nhất để làm quà cho người bạn trẻ.

Chiếc xe lại dừng lại. Đến lúc rồi. Nhưng chỉ khác là lần này sẽ không chỉ còn là 30 phút nữa. Sẽ thật thoải mái mà nói chuyện. Bởi người họa sĩ, một tháng trước đã gửi lá thư ngỏ lời sẽ đến thăm anh thanh niên cô độc vào hôm nay. Kìa, anh thanh niên đấy đây rồi. Trông anh vẫn vậy, vẫn cái tầm vóc nhỏ bé và gương mặt rạng rỡ.

- Cháu chào bác ạ – người thanh nhiên cúi chào người lái xe và bác họa sĩ

- Đây rồi. Anh bạn của bác đến đây rồi- người lái xe cất tiếng

- Lần này, tôi muốn lên thăm thú công việc của anh, thời gian của tôi cũng thoải mái. Chúng ta đi thôi chứ.- Người họa sĩ nói

Chào tạm biệt người lái xe, anh thanh niên và người họa sĩ cùng thắm thú cái vẻ đẹp thầm lặng của Sa Pa. Anh thanh niên bỗng lên tiếng:

- Bác cháu mình cứ lên nhà uống nước, nghỉ ngơi đã rồi đi cũng chẳng muộn.

Hai bác cháu trở lại ngôi nhà nhỏ với đầy những hoa, vẫn là hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…  Trà đã ngấm, hương thơm nhẹ mà đậm đà như một thứ trà hảo hạng.

- Đây, tôi cũng có món quà dành cho cậu- vừa nói người họa sĩ vừa lấy ra từ trong túi mấy cuốn sách được gói cẩn thận

Vẫn phản ứng đó. Người con trai mừng quýnh lên, cảm ơn.

Hai người ngồi trò chuyện. Người thanh niên vẫn nói còn người họa sĩ già thì nghe, vừa nghe vừa thưởng thức thứ trà tuyệt vời. Đối với người họa sĩ thì đây quả là tuyệt vời.

Công việc của người thanh niên ấy vẫn vậy.Vẫn là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Cái sự vất vả thì vẫn vậy, thậm chí còn tăng lên nhiều. Đang kể đôi mắt người thanh niên sáng lên, thì ra anh đã dự báo đúng được thời gian xuất hiện và độ nguy hiểm của một cơn bão, điều này đã giúp bà con dưới xuôi phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại nhiều lắm. Như tiếp đà, anh thanh niên háo hức khoe về những giống su hào mới mà người kĩ sư nông nghiệp dưới bản mới tìm ra. Anh thanh niên nói với đầy sự ngưỡng mộ và trân trọng. Người kĩ sư ấy đã tạo ra thứ giống củ giúp cho dân ta được ăn những củ su hào to hơn, ngọt hơn và cũng chịu được lạnh tốt hơn.

- Cái lạnh trên đây ác lắm bác ạ. Dân ta trồng được thứ gì tốt mà gặp một trận băng giá thì bỏ hẳn. Thế mà ông kĩ sư ấy tìm ra được giống rồi, chịu được cả cái giá trên này bác ạ. Thế là dân ta lại được mùa không lo thời tiết nữa mà người mình dưới xuôi cùng thoải mái mà thưởng thức. Còn cả người ồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan nữa, cuối cùng thì đồng chí ấy cũng đã hoàn thành xong bản đồ sét rồi bác ạ. Hàng vài năm trởi vất vả. Giờ thì rừng vàng biển bạc trong tay dân ta rồi. Chẳng mấy chốc mà dân ta lại no đủ, có của ăn của để.

Anh thanh niên kể rất hăng say mà khoe về những chiến tích của các đồng chí của mình.

        Anh thanh niên, người kĩ sư, người đồng chí là bản đồ sét… Tất cả đều vô danh, đều thầm lặng.Họ đều cho rằng bản thân mình chỉ là cống hiến một phần nhỏ thôi, còn rất nhiều người còn cống hiến nhiều hơn họ. Họ cống hiến tuổi trẻ, công sức, làm việc hết tinh thần, trách nhiệm và nghiêm túc. Học chẳng mong lợi ích gì cho mình, chỉ mong góp phần nhỏ sức mình cho đất nước, cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Từ những tấm gương sáng này, chúng ta-những thế hệ được thừa hưởng thành quả của họ cần phải biết ơn, trân trọng và biết tiếp nối thành quả, tiếp tục phát triển, lí tưởng của anh cha, yêu Tổ quốc, bảo vệ và cống hiến cho Tổ quốc.

     Cũng từ phần tiếp lời cho câu chuyện “Lặng lẽ Sa Pa” khiến cho các đọc giả trẻ hiện đại chắc hẳn có những cảm xúc, suy nghĩ và những ý tưởng khác đúng không? Đó là cảm xúc văn chương. Loại cảm xúc, tình cảm mà chỉ có sách đem lại. Hãy thử nghĩ xem, tại sao chúng ta lại ngồi hàng giờ xem những video với nội dung vô bổ? Nghe những bài hát chẳng hiểu lời cũng như nội dung? Thay vào đó hãy đọc sách. Đọc để học, để cảm nhận; để thấy được mình đang sung sướng ,hạnh phúc ra sao; để đồng cảm với những số phận khốn khó ngoài kia và để ta thêm yêu thương, trân trọng, biết hơn gia đình, đất nước.

   Mong rằng qua đây, chúng ta sẽ hiểu hơn, thay đổi lối sống tinh thần để có một đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Trái tim sẽ ngày càng ấm nóng, cảm xúc và dù là bất kì khi nào thì trong trái tim ấy vẫn luôn có Tổ quốc, tình yêu bất diện và mãnh liệt.

Câu 1.2
An sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khó. Cha me cậu phải đi xa lập nghiệp; bởi vậy mà từ nhốt tới lớn cậu chỉ cảm nhận được hơi ấm tình thương của ông bà ngoại. Hàng tháng ba mẹ vẫn gửi về cho cậu rất nhiều sách cho cậu học với mong ước mai này bước ra khỏi mái ấm của gia đình cậu có lấy trong mình những kinh nghiệm cuộc sống mà vững bước trên con đường tiến đến thành công.
Gấp lại trang cuối của một cuốn sách, tình yêu đối với chúng trong An dường như lại tăng lên gấp bội. Bởi lẽ, sách đem đến cho cậu những điều vô cùng bổ ích. Khiến những tư duy, suy nghĩ trong cậu dần thay đổi. Cuộc sống của cậu dường như trở nên phong phú hơn khi bước qua từng trang sách. Cậu biết rõ hơn về lịch sử hủy hoàng của dân tộc. Học được nhiều điều về thới giới vạn vật xung quanh mình thông qua sách. Biết được giá trị của cuộc sống cũng như trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, dân tộc.
Từ khi có niềm đam mê, yêu thích đọc sách, An luôn tự hào mà kể với mọi người về quá khứ hoà hùng trong sử Việt. Cậu luôn giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cậu đã ước mơ rằng bản thân sẽ trở thành một người chiến sĩ để có thể gánh trên vai trọng trách giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc. Câu yêu quê hương, yêu Tổ quốc nồng nàn và đã diết. Lòng cậu luôn cháy bỏng một khak khát về cái ngày được khoác lên mình bộ quân phục, được hết mình cống hiến cho Tổ quốc để xứng đáng với những gì mà cha ông ta để lại!
Có thể nói, tình yêu đọc sách nuôi dưỡng tâm hồn An trở thành một tâm hồn vô cùng cao đẹp. Thế rồi, cái ngày mà cậu hiện thực hoá được ước mơ của bản thân và trở về lại cái làng quê nghèo khó ngày ấy, cậu đã truyền cảm hứng cho biết bao tâm hồn trẻ thơ về niềm đam mê đọc sách cũng như cái lòng yêu nước, khát khao cháy bóng được cống hiến cho Tổ quốc.
Và từ ấy trở về sau, cái vùng quê nghèo khó ấy đã trở thành một thôn làng trí thức, niềm đam mê đọc sách đã nuôi dưỡng, bồi đắp trái tim con người vô cùng tốt. Khơi dậy cái trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với chính bản thân mình, với gia đinh, với xã hội. Không thể không công nhận sách là một kho tàng tri thức vô cùng quý báu mà còn người cần có. Nó chính là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho ta trên con đường hoàn thiện bạn thân và tiến tới thành công trong cuộc sống. Và hơn cả, ta phai khẳng định rằng đọc sách chính là một thói quen tốt cần được phát huy và lan toả trong xã hội ngày nay. Lấy câu chuyện về cậu bé An để làm minh chứng đầy thuyết phục cho những điều trên, bản thân mỗi người cần phải lấy đó là tấm gương phản chiếu để hoàn thiện bản thân hơn qua từng ngày. Cần có tình yêu đối với sách và đưa việc đọc sách trở thành một thói quen khó bỏ của bản thân hàng ngày để đời sống tình thần lẫn vật chất càng trở nên phong phú, có ý nghĩa hơn nhé!

Câu 2.1

- Mục tiêu: Tiếp cận được nhiều đối tượng, đặc biệt là những trẻ em vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật để nhân rộng văn hóa đọc.

- Nội dung công việc:

+ Xây dựng các điểm đọc, thư viện đọc ở những nơi mà các em học sinh hay lui tới và vui chơi.

+ Lựa chọn những cuốn sách hay và phù hợp để giới thiệu đến các em mỗi tháng một lần.

+ Khuyến khích học sinh tìm hiểu về những cuốn sách mới và hay.

+ Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc 

- Dự kiến kết quả đạt được: Số lượng những học sinh có thói quen đọc sách được nâng lên. 

---------------------------------------------------------------

Xem thêm:

Đáp án bài viết tham khảo Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 (dành cho học sinh phổ thông và sinh viên) : tại đây

Biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Xebinhdinh.com

( Các bài viết tham khảo sẽ được cập nhật thường xuyên)

 


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.