xebinhdinh.com

loading

Đáp án cuộc thi “Tìm hiểu 190 năm thành lập (1831-2021), 30 năm tái lập (1991-2021) tỉnh Hà Tĩnh”



Auto
Đáp án cuộc thi:
“Tìm hiểu 190 năm thành lập (1831-2021),
30 năm tái lập (1991-2021) tỉnh Hà Tĩnh”

 

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dãy núi nào sau đây là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình?
A. Hoành Sơn.                         
B. Giăng Màn.
C. Bạch Mã.
D. Phu Luông.
Câu 2: Năm 1831, với cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, tỉnh Hà 
Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách hai phủ nào sau đây của trấn Nghệ An?
A. Hà Hoa và Hoan Châu.
B. Hà Hoa và Đức Thọ. 
C. Đức Châu và Đức Thọ.
D. Hà Hoa và Đức Châu. 
Câu 3: Nhân vật lịch sử nào sau đây là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Phan Đình Phùng.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Nguyễn Thiện Thuật.
D. Phan Bội Châu.
Câu 4: Địa danh lịch sử nào sau đây là nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng  bộ tỉnh Hà Tĩnh (tháng 3 - 1930)? 
A. Bến đò Thượng Trụ (Can Lộc).
B. Xóm Chùa (Can Lộc). 
C. Đình làng Tứ Mỹ (Hương Sơn).
D. Rôộc Cồn (Hương Khê). 
Câu 5: Ông sinh năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Ông là ai?
A. Bùi Xuân Phái.
B. Nguyễn Phan Chánh.
C. Nguyễn Sáng.
D. Tô Ngọc Vân.
Câu 6: Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu xã, phường, thị trấn? 
A. 262
B. 228
C. 216
D. 196
Câu 7: Kinh tế Hà Tĩnh những năm gần đây tăng trưởng nhanh chủ yếu do
A. ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
B. thu hút được nhiều dự án đầu tư.
C. đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản.
D. mở rộng phát triển du lịch biển.
Câu 8: “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước” là mục tiêu được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
A. Lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010.
B. Lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015.
C. Lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
D. Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Câu 9: Trong các tác giả sau đây, ai được tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới?
A. Nguyễn Du.
B. Nguyễn Công Trứ. 
C. Xuân Diệu.
D. Huy Cận.
Câu 10: Hội nghị toàn thể lần thứ 7 (năm 2016) và Hội nghị toàn thể lần thứ 8 (năm 2018) của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) đã công nhận di sản nào sau đây của tỉnh Hà Tĩnh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?
A. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và Ca trù.
B. Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ.
C. Lễ hội Cầu Ngư và hát sắc bùa.
D. Truyện Kiều của Nguyễn Du và Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Phần 2: Tự luận
Bài tham khảo số 1:
Câu 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh. Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương, bạn hãy đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (khoảng 4.000 từ).
Trả lời:

1.Những đặc điểm cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh:

Trên mảnh đất hình chữ S, chúng ta đã từng tìm hiểu, từng khám phá bao mảnh đất, bao con người với những giá trị truyền thống văn hóa. Đó là một Sài Gòn sôi động, là Đà Nẵng nhộn nhịp, là thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Vậy thì một dẻo đất nhỏ bình lặng, âm thầm nơi miền Trung nắng gió có để lại ấn tượng trong ta? Là một phần của hình chữ S cong cong, Hà Tĩnh – cái tên gọi ấy mang theo mình nó dấu ấn riêng với những giá trị văn hóa truyền thống, với những con người lớn lao.

Giá trị truyền thống văn hóa ngàn đời luôn là điều ta tự hào khi nói về một vùng đất. Hà Tĩnh, hai tiếng gọi thân thương ấy cũng là cái nôi của những truyền thống văn hóa. Tên gọi Hà Tĩnh dường như đã phủ lên nơi đây một mảng màu của những trầm lặng, bình dị, mộc mạc vô cùng, vô tận. “Hà” là cách nói Hán Việt chỉ sông, “Tĩnh” là một từ hội ý bàn về cái lặng lẽ, cái âm thầm, yên ổn. Hà Tĩnh, con sông nhỏ âm thầm, lặng lẽ nghìn đời và đẹp tươi như thế đó!

Truyền thống văn hóa nơi đây đâu chỉ đến từ một cái tên nhè nhẹ, êm dịu. Ta còn yêu, còn mến những làn điệu dân ca nơi đây. Một lần thôi được thưởng thức nhưng có lẽ dấu ấn để lại trong lòng ta với bao trân trọng, yêu thương. Liệu có ai không thể không xúc động trước một điệu ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú…. Hay những điệu hò mang theo bao dấu ấn của mảnh đất, thiên nhiên nơi đây như núi Hồng Lĩnh, rồi điệu chảy lững lờ của dòng sông La… Những cái tên riêng biệt ấy chứa chan biết bao niềm xúc động, xúc cảm vô bờ. Dường như không chỉ lưu giữ văn hóa Hà Tĩnh, không chỉ bảo tồn làn điệu địa phương mà còn tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi con người Việt Nam.

Các lễ hội cùng là nơi kí gửi của những truyền thống văn hóa. Sự rộn ràng của lễ hội tạo nên được những dấu ấn và lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa, con người. Với mảnh đất Hà Tĩnh, chúng ta sẽ cùng rong ruổi với những hoạt động lễ hội mang tên Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đội, Phù Lưu Thương. Rồi những hoạt động trong lễ hội như đua thuyền ở Trung Lương, cầu ngư ở Cẩm Xuyên, đò đưa ở Đức Thọ, lễ chùa Hương Tích ở Can Lộc, lễ hội Chăm ở bản Rào Tre..Mỗi một lễ hội đều góp phần làm sáng, làm rõ vẻ đẹp của con người Hà Tĩnh với đủ sự kiên cường, tỉ mỉ và cả những nét đẹp lưu truyền qua ngàn đời. Ngoài ra, còn có những làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Phố.

Hà Tĩnh đã để lại cho đất nước Việt Nam những áng thơ bất hủ, những tác giả với tên tuổi, với khí phách kiên trung. Đó là những di sản văn hóa tiêu biểu bồi đắp tâm hồn con người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và luôn được trân trọng, gìn giữ, phát huy trong mọi thế hệ. 

Trong hành trình dài của lịch sử, ta đã vùi mình trên những trang viết để tìm về dòng chảy bất tận của lịch sử dân tộc. Chúng ta đã từng nghe thấy những ngôi sao sáng của một thời đại, những người con Hà Tĩnh tạo nên dấu ấn riêng biệt cho mảnh đất thân thương với truyền thống hiếu học, khoa bảng hay những đóng góp lớn lao gắn với lịch sử, với tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất. Đó là một Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Ích, Sử Hy Nhan… Đó cũng là bậc thi hào đại tài Nguyễn Du – danh nhân văn hóa thế giới. Hay đó còn là người anh hùng chiến đấu hết mình vì độc lập mang tên Phan Đình Phùng… Họ là vết mực đỏ nối liền thời đại, khẳng định dấu ấn, tên tuổi và con người Việt Nam nói chung cũng như con người Hà Tĩnh nói riêng.  

Những truyền thống văn hóa được nhìn trên nhiều chiều cạnh giúp ta nhận ra những  giá trị, vẻ đẹp của nơi đây. Đó chính là vùng đất của những điều đẹp đẽ, đáng trân trọng, đáng ngợi ca. Nhưng dấu ấn đậm nét của truyền thống văn hóa sẽ không chỉ được tạo dựng nếu thiếu đi những con người. Con người Hà Tĩnh cũng mang trong mình họ thật nhiều cái hay, cái đẹp.

Con người Hà Tĩnh có gì để làm nên được mảnh đất lạ dẫu oằn mình trong bão táp nhưng lại kiên cường, dũng mãnh đến thiết tha? Mảnh đất của gian khó đã tôi luyện nên con người đầy kiên cường của mảnh đất này. Họ chăm chỉ, nỗ lực trong học tập và cả trong lao động. Bảng vàng đã ghi danh người con của mảnh đất Hà Tĩnh gió sương với những trân trọng. Những con số dường như biết nói để khẳng định được tài năng, cốt cách của con người nơi đây. 148 vị đại khoa là con số không hề nhỏ làm rạng danh học vấn. Những tên tuổi như Nguyễn Tử Trọng – 18 tuổi trở thành Tiến sĩ hay Nguyễn Văn Suyền - 52 tuổi trở thành Tiến sĩ. Dù ở độ tuổi nào, hiếu học cũng trở thành nét đặc trưng của con người mảnh đất này. Đất đai, khí hậu có thể khắc nghiệt nhưng cái hồn, cái chí của con người thì mãi mãi không bao giờ có thể phai nhạt. Chính ý chí trong học tập đã làm thay đổi nhận thức của con người Hà Tĩnh về một ngày mai tươi sáng.

Nhưng ý chí ấy còn là viên đá sắc nhọn mài giũa khí thế, lòng trung trong con người nơi đây. Đất nước ta trải qua kháng chiến chống giặc ngoại xâm gian lao, vất vả. Những con Người Hà Tĩnh với lòng yêu quê hương, đất nước, với sự kiên cường, dũng cảm trong tim, sự nghị lực, gan góc được tôi luyện trong điều kiện sống gian khó và họ đứng lên đầy anh dũng.  

Lịch sử đã qua nhưng kì thực lại sáng rực rỡ trong tâm trí mỗi người với bao kí ức. Men theo những máu đỏ của bao cuộc khởi nghĩa, ta dễ dàng bắt gặp người anh hùng Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan và tinh thần đấu tranh của nghĩa quân đã thêu dệt nên dấu ấn trong thời kì Bắc Thuộc. Người ta gọi Mai Hắc Đế vì làn da của ông. Nhưng đó cũng chính là làn da của con người miền đất nắng gió, nhọc nhằn oẳn mình với bão giông và thật đáng để tự hào, đáng để ngợi ca. Bước chân lịch sử lại giúp ta tìm về với tên tuổi của vị danh tướng Cao Minh Hựu. Công lao của ông gắn với cuộc kháng chiến chống Tống nhà Tiền Lê, với những cọc tre bén nhọn nơi sông Bạch Đằng. Nó cũng mưu trí, cũng độc đáo như con người Hà Tĩnh chẳng hề ngần ngại gian truân mà thẳng mình…. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bao con người đã ngã xuống đầy đau thương. Đau thương trọn vẹn của con người nơi đây là vì hiến dâng cho dân tộc, cho nhân dân, cho độc lập và ngày mai tươi sáng. Có thể nói, tên tuổi của những người con mảnh đất Hà Tĩnh gắn liền với cống hiến, với nỗ lực vì một mai tươi sáng dựng xây quê hương. Họ hòa mình trong dòng chảy chung của thời đại và của vận mệnh dân tộc. Điều họ tạo nên là chiến thắng. Thứ họ mang theo là quyết tâm. Quyết tâm của con người cần lao nỗ lực:

Vẻ đẹp con người Hà Tĩnh chói lòa trên khoa bảng, đỏ rực trong chiến tranh và để rồi hài hòa, xanh tươi trong cuộc đời bình dị. Bão táp, lũ lụt, con người nơi đây nhìn nó là một người bạn giận dữ thi thoảng “ghé chơi” hơn là tử thần. Vì họ quen. Vì họ quá quen và cuộc sống khắc nghiệt cho họ một tinh thần thép, một ý chí hiên ngang. Thay vì giữ một thái độ hận đời đau đáu, người Hà Tĩnh nhìn lên trời cao mà tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Họ đẹp vô cùng với những tính cách mộc mạc, giản dị, chân tình. Họ chẳng tô vẽ hào hoa, chẳng chút phong lưu, bày đặt. Những gì họ có chân chất, chân thành và nồng hậu. “Đã thương thì thương cho chắc, đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”, “Mất lòng trước, được lòng sau”, “Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”. Cách sống ân tình, gần gũi, bình dị làm nên nét vẽ sáng lòa trong con người dầu mệt nhọc vì giọt mồ hôi lam lũ song lại sáng lóa một tình yêu thương. Đọc những trang thơ của nhà thơ Chính Hữu – người con của quê hương Hà Tĩnh, ta tự hỏi người lính nông dân nghèo khổ nhưng gắn kết trong tình cảm ấy phải chăng là ký gửi của thi nhân về con người nơi quê hương Hà Tĩnh ân tình, ân nghĩa. Họ cùng nhau đồng hành, cùng nhau cố gắng ra trận, cùng làm nên chiến công dầu gian khó. Đó chính là những con người Hà Tĩnh đêm ngày cống hiến vì độc lập, vì ngày mai tươi sáng. Họ đâu quản gian lao dẫu cho “Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Gian khó tôi luyện và càng giúp người con mảnh đất nắng gió thêm kiên cường, thêm vững tin. Người con của quê hương Hà Tĩnh đã gián tiếp bày tỏ nỗi niềm với con người quê hương ân tình, ân nghĩa và gửi đến bạn đọc bao thế hệ thêm hiểu, thêm biết về con người của mảnh đất ân tình.

Giá trị truyền thống văn hóa và vẻ đẹp của con người Hà Tĩnh sẽ chẳng thể trộn lẫn với bất kì một miền đất nào. Cái đẹp của họ sáng lòa và ngân nga theo thời gian. Chỉ có những điều đẹp đẽ, những điều đặc biệt ấy mới mãi được lưu truyền ngàn đời cũng như cách mà mỗi chúng ta nhìn vào Hà Tĩnh của hôm nay với sự trân trọng, tự hào và khâm phục. Mỗi một giá trị văn hóa truyền thống, con người sẽ là điểm nhấn riêng độc đáo của một vùng đất. Và thái độ trân trọng của ta nhằm bảo tồn, phát huy, gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa, con người sẽ giúp Hà Tĩnh của ngày hôm nay sau bao năm đổi mới thêm khác biệt, độc đáo.

2. Đề xuất giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Dù cho ta có biết mọi cái đẹp, cái hay ấy vô cùng được trân trọng, vô cùng được tôn kính. Nhưng có một điều ta không thể không phủ nhận là thời gian có lẽ đang ngày một thêm vô tình. Cái vô tình ấy dường như bào mòn con người với cái đẹp. Để rồi, trong một thời đại của những đổi thay, giá trị văn hóa, cái bị gán mác xưa cũ ấy bị buông lơi, bị thay đổi dần dần. Sự đổi thay ấy trở thành một nốt nhạc trầm cho giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh.

Đúng là ta không thể mải níu giữ quá khứ. Nhưng khi quá khứ kia là truyền thống văn hóa, con người đã trải qua thời gian tuần hoàn thì mọi thứ lại là câu chuyện về truyền thống, về nhận thức của con người. Dù ít hay nhiều thì thực tế con người cũng đã và đang thay đổi thậm chí là có chút vô tâm với những giá trị truyền thống văn hóa. Trong một xã hội xô bồ với cơm áo gạo tiền, người ta nói với nhau nhiều hơn câu chuyện truyền thống và thản nhiên cho rằng đó là bởi khách quan. Thực tế chẳng có khách quan nào có thể làm thay đổi nếu không phải con người đã và đang đổi thay dần dần.

Điều đầu tiên, cấp thiết và phải làm để có thể gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh là tuyên truyền, vận động. Đối tượng của sự tuyên truyền, vận động về văn hóa ,về ý thức cộng đồng ở đây ta cần hướng đến là thế hệ trẻ. Vì chính những bạn trẻ là người tiếp nối, dựng xây quê hương. Nếu trong các bạn không có sự nhận thức về truyền thống văn hóa cũng như vẻ đẹp của con người quê hương mình thì một màu đen sẽ bao phủ lên một mảnh đất của hi vọng và niềm tin.

Sự tuyên truyền, vận động làm nổi bật, làm mới về cách tiếp cận những giá trị văn hóa truyền thống còn gắn liền với những hoạt động thu hút du lịch, triển lãm địa phương. Chọn lựa cách thức như vậy bởi lẽ du lịch, triển lãm thường sẽ là những nhân tố mới lạ kích cầu sự quan tâm. Khi có sự quan tâm, chú ý của mọi người thì ta hoàn toàn có thể tìm một mảnh đất màu mỡ cho những giá trị văn hóa truyền thống phát huy hết sức khả năng của mình và không ngừng đổi thay. Trên phông nền của những cuộc tham quan, du lịch, tâm hồn con người, không chỉ là con người Hà Tĩnh, thế hệ trẻ Hà Tĩnh nói chung mà bạn bè ba miền đất nước đều có cho mình cơ hội để học hỏi. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được vẻ đẹp sau những lớp cát bụi, sau vô vàn những bão táp mỗi mùa đe dọa cuộc sống bình yên của con người nơi đây.

Các cơ quan, đoàn thể cũng cần mở rộng, lưu tâm về hình ảnh truyền thống văn hóa. Thay vì cứ cứng nhắc mình trong một khuôn mẫu, có bao giờ chúng ta nghĩ sẽ đem truyền thống văn hóa ấy đến gần hơn với mọi người xung quanh? Thông thường, những hình ảnh, những tranh ảnh truyền thống sẽ được để tại các nhà lưu niệm, nhà văn hóa. Nhưng không phải bất kì ai cũng có nhu cầu hay có dịp ghé thăm các hoạt động văn hóa được lưu giữ trong mỗi tấm ảnh đóng khung vô tri.

Vậy ta có thể làm gì để lan tỏa giá trị truyền thống văn hóa, con người?

Nơi lưu giữ truyền thống văn hóa, con người không chỉ còn là đình làng, là những nơi trang trọng. Tại rất nhiều con đường bình dị của người dân Hà Tĩnh, ta hoàn toàn có thể có những bức vẽ về truyền thống Hà Tĩnh, về con người nơi đây với vẻ đẹp nghìn năm. Các bức tường rêu phong, cổ kính hay những bức tường hiện nghi, tiện đại đều có thể trở thành ấn kí của truyền thống nghìn năm. Mỗi người chúng ta bớt đi một chút ích kỉ, bớt đi một chút toan tính và sẽ nhận lại được bao điều hay, bao điều ý nghĩa. Hình ảnh của vẻ đẹp Hà Tĩnh có mặt ở muôn nơi sẽ giúp con người thêm gắn kết, thêm hiểu và thêm yêu truyền thống.

Cùng với đó, tại sao ta không tận dụng những phương tiện truyền thông? Truyền thông ở đây có thể là những hoạt động vui chơi cho thanh thiếu niên trên địa bàn mỗi dịp hè cũng như trong những ngày lễ hội diễn ra. Các hoạt động của người trẻ trên địa bàn Hà Tĩnh nên có thêm nhiều hoạt động liên quan đến truyền thống văn hóa. Từ những hội thi kiến thức cho đến trình diễn văn nghệ, thi tài. Mỗi một dịp đều là cơ hội cho truyền thống văn hóa được nâng tầm và khẳng định tên tuổi của mình. Nhưng đồng thời, sự lan tỏa của truyền thống văn hóa, con người cũng được tạo dựng một cách vững chãi, thường xuyên. Và dù cho ở đâu, làm gì, con người cũng dễ dàng đón nhận những truyền thống văn hóa, làm quen, thích nghi, ham thích tìm hiểu và hơn hết là đôi khi chính con người của mảnh đất Hà Tĩnh cũng giật mình nhận ra: Thì ra bản thân đã từng bỏ quên một phần truyền thống văn hóa tốt đẹp như vậy.

Môi trường nhà trường trở thành điểm tựa cho giá trị truyền thống văn hóa có cơ hội được lan tỏa mạnh mẽ. Ở các trường học, vốn kiến thức của học sinh là một phần. Nhưng nhà trường cũng nên tổ chức hội thi tìm hiểu về quê hương Hà Tĩnh với những giá trị. Từ đó, sự ảnh hưởng được tạo nên đến với từng học sinh – thế hệ mầm non của đất nước. Và bản thân cha mẹ các em cũng bắt gặp được sự say mê, sự ý thức trách nhiệm của các em về truyền thống văn hóa để từ đó có cái nhìn đúng đắn về truyền thống. Có thể mỗi con người Hà Tĩnh không phải ai cũng có bề dày tri thức, bề dày hiểu biết. Nhưng chắc chắn, tất cả con người Hà Tĩnh nói chung đều mang trong mình một lòng yêu, một sự gắn bó sâu sắc với quê hương Hà Tĩnh và họ đều tự hào với truyền thống văn hóa của quê hương mình. Chắc có lẽ vì tình cảm ấy quá âm thầm và dường như bị phủ bụi bởi thời gian nên con người đôi khi đánh quên, bỏ rơi điều gì thật đáng quý. Nên hãy tạo ra thật nhiều cơ hội để mỗi người dân được nhìn thấy truyền thống văn hóa ấy. Và rồi phần nào “mưa dầm thấm lâu’. Trong mỗi con người Hà Tĩnh, trong mỗi con người Việt Nam, giá trị văn hóa cao đẹp sẽ tỏa sáng và không ngừng lớn mạnh.

Thời đại của công nghệ làm con người dễ chìm đắm trong guồng quay của máy móc, của tiện nghi. Nhưng thay vì mải mê đổ lỗi, mải mê than trách, chúng ta nên phần nào đó tìm kiếm những hướng đi, tận dụng công nghệ như một nguồn lực mạnh mẽ để con người có thể không ngừng phát triển và thay đổi mình. Công nghệ giúp lan tỏa giá trị truyền thống văn hóa qua các video được phục dựng, được biểu diễn. Đó có thể là các video trò chơi, video học hỏi kiến thức về mảnh đất con người Hà Tĩnh với giá trị văn hóa nghìn đời. Bởi lẽ văn hóa truyền thống không phải là ngày một ngày hai hay có thể ngay lập tức thay đổi để có thể hiện đại, có thể khác ngay. Nhưng chắc chắn việc lưu giữ giá trị văn hóa mãi là một giá trị cao đẹp mà từ nghìn đời nay con người có thể phát huy, gìn giữ. Và thông qua công nghệ hiện đại, dù ít hay nhiều, con người cũng sẽ có cho bản thân điểm nhìn đa chiều, điểm nhìn mới về truyền thống văn hóa. Và biết đâu trong muôn ngàn những ồn ã xô bồ, ta sẽ thật sự tìm thấy một điệu hồn, một tính cách gắn bó và yêu thương vô hạn với những giá trị truyền thống ngàn đời?

Nhưng để tất cả những dự định đẹp đẽ, những cách thức lan tỏa truyền thống văn hóa có thể được thực thì thì chúng ta cần đến rất nhiều yếu tố bên lề. Trước hết, nó là thách thức lớn với các cấp chính quyền. Vấn đề ở đây không chỉ là câu chuyện kinh phí, câu chuyện trao đổi, lan tỏa. Đồng thời ở đó còn là sự đòi hỏi một người lãnh đạo, một bộ máy chuyên nghiệp về vấn đề văn hóa truyền thống với tầm nhìn chiến lược. Câu chuyện của dự tính, của kế hoạch không chỉ ở trên trang giấy mà cần được thực hiện để thật sự tạo ra giá trị và lan tỏa đến cộng đồng. Hơn ai hết, lãnh đạo đứng đầu của cơ quan, đoàn thể sẽ thật sự là người có tâm, có tầm. Họ am hiểu, họ thật sự xứng đáng và luôn giành tình yêu thương trọn vẹn cho những giá trị văn hóa truyền thống. Và những hoạt động được tạo ra trong các cuộc họp, trong những lần giao lưu, trao đổi cũng được tô điểm với những nét đẹp văn hóa truyền thống như văn nghệ, như phong tục… Nếu không linh hoạt tạo cơ hội cho những giá trị truyền thống văn hóa được lan tỏa rộng rãi thì con người rất khó để có thể không ngừng đạt thành tựu lớn lao trong công việc, trong học tập và rèn luyện bản thân mỗi ngày.

Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay – 30 năm từ khi đổi mới là hành trình dài của nỗ lực. Chúng ta đã làm rất nhiều. Nhưng làm nhiều song chưa hẳn mọi thứ đã theo mong muốn. Trong năm 2020, quê hương Hà Tĩnh cùng rất nhiều đồng bào miền Trung gặp phải lũ lụt. Cuộc sống khốn đốn trong ngày lũ dâng làm con người thấy rằng cuộc sống áp lực, khó khăn. Nhưng chính trong hoàn cảnh gai góc, bản lĩnh con người càng được tôi luyện. Và rồi ta lại thấy sau đắng cay, con người lại tiếp tục hướng về ngày mai. Họ cùng hát, cùng hò, cùng vang câu hò ví dặm tin về tương lai.

Hay như dịch bệnh Covid 19, đau thương nối tiếp, các hoạt động lễ hội không có điều kiện cũng như không thích hợp để tổ chức. Song chúng ta có thể tổ chức các chiến dịch nhỏ để lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, con người qua phương tiện truyền thông. Đó còn là việc con người đã cùng nhau đóng góp, cùng nhau vẽ những bức tranh ấm tình người, giàu giá trị nhân văn để minh chứng cho lòng đoàn kết, cho ý thức cộng đồng và hơn hết là trái tim Hà Tĩnh, trái tim Việt Nam. Truyền thống văn hóa, con người chẳng thể bị một con virus nào xâm lấn. Khó khăn, thử thách càng làm lòng ta thêm trân trọng giá trị văn hóa. Khi mà cha ông sống trong cảnh khổ đau, họ còn lưu giữ được bao chân giá trị. Vậy thì con cháu của hôm nay, chúng ta là những chủ nhân thật sự của Hà Tĩnh anh hùng. Bằng trái tim, khối óc và yêu thương của mình, ta phải nhân rộng giá trị văn hóa truyền thống, con người để Hà Tĩnh của ta tuy thầm lặng, yên bình nhưng lại sáng rực rỡ với cái đẹp nghìn năm.

Câu 2. Trình bày những thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái  lập tỉnh (1991 - 2021). Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển (khoảng 4.000 từ)? 

Trà lời: 

30 năm là một khoảng thời gian dài cho những nỗ lực đổi thay của đất nước Việt Nam nói chung cũng như Hà Tĩnh nói riêng. Từ năm 1991 đến nay, 2021, nhân dân Hà Tĩnh đã có một hành trình dài để không ngừng đổi thay, phát triển quê hương mình. Từ một vùng quê gian khó, nghèo khổ dưới ảnh hưởng của gió bão, thiên tai, Hà Tĩnh trong ba mươi năm qua không ngừng đổi thay để phát triển mình tốt hơn. Trong đó, sự tự nhận thức đã giúp cho con người Hà Tĩnh không ngừng quên mình và tiến lên trong sự nghiệp dài lâu của dân tộc.

Thành tựu mà quê hương Hà Tĩnh đạt được trở thành niềm tự hào lớn lao với mỗi người con quê hương. Đó không chỉ là thành tựu nhỏ bé mà còn mang ý nghĩa  và có giá trị, có ảnh hưởng lớn đến với mỗi con người quê hương Hà Tĩnh. Trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội .. người dân Hà Tĩnh đều chung sức mình tạo nên dấu ấn riêng cho vùng đất cần lao này.

Chỉ riêng năm 2020, những con số như biết nói: Nông lâm đạt 12. 940, 29 tỷ đồng và chiếm tỉ trọng 15,81% hay như công nghiệp ngày một lớn mạnh 34,322,17 tỷ đồng chiếm 41,95% và dịch vụ đạt 27.612,81 tỷ đồng chiếm 33,75%. Trong tình hình khó khăn như năm 2020 mà thành tựu của Hà Tĩnh trên các lĩnh vực cũng đã khiến ta rất khâm phục và tự hào.

Sự thịnh vượng của một mảnh đất mở ra và ở đây nó được đánh dấu bằng sự giàu có của kinh tế. Thiên nhiên có thể không ưu đãi nhưng mỗi người dân Hà Tĩnh đều gắng hết sức mình trong mọi hoạt động tăng trưởng, phát triển kinh tế dù còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Suốt từ những năm 2000, nhân dân Hà Tĩnh đã sớm ý thức được câu chuyện kinh tế quan trọng và thiết yếu đến nhường nào. Mỗi người dân cùng nhau cố gắng, cùng nhau chung tay để có thể dựng xây mảnh đất quê hương tươi mới, giàu đẹp. Đó là các chủ trương nông nghiệp, thương nghiệp, các nhà máy xí nghiệp cho đến phát triển du lịch biển. Hòa chung với sự phát triển của toàn dân tộc, giai đoạn đầu, công cuộc đổi mới kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhất là khi công cuộc ấy diễn ra trong bối cảnh còn nhiều hạn chế về trình độ, về tư duy của người dân thời kì ấy. Nhưng không vì thế mà bộ phận cán bộ hay nhân dân Hà Tĩnh nản lòng. Họ chung tay, chung lòng, hết mực cố gắng dựng xây quê hương giàu đẹp. Những cố gắng ấy đến từ những nỗ lực ý thức về thực trạng kinh tế để có thể đổi thay, phát triển, giúp quê hương nghèo khó sớm “thay da đổi thịt”. Đặc biệt, phải kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn những năm 1991 – 1995 hay 2011 – 2015. Đây có thể coi là hai thời điểm mà tốc độ tăng trưởng ở Hà Tĩnh đạt mức khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã phần nào vượt những chỉ tiêu đề ra. Dù để đạt những chỉ tiêu không hề dễ dàng nhưng sự quan tâm của Đảng, của chính quyền nhà nước và lòng mong muốn thoát nghèo của người dân đã thật sự tạo nên bộ mặt mới của quê hương Hà Tĩnh. Tất cả tạo đà, làm tiềm lực thúc đẩy sự đổi thay trong mọi ngành nghề, trong các hoạt động sản xuất. Sản xuất được đẩy mạnh nhằm tăng chất lượng, số lượng và thu hút đầu tư nước ngoài. Đó chính là tín hiệu đáng mừng cho một vùng quê gió cát thường xuyên phải gánh chịu cơn giận của mẹ thiên nhiên. Trong nông nghiệp, nông dân Hà Tĩnh đẩy mạnh vụ mùa, làm tăng năng suất cây trồng. Khắp cánh đồng bao la, bát ngát, không chỉ còn thấy những cây lúa xanh tươi mơn mởn, ta còn thấy được rất nhiều loài cây được xen canh tăng vụ hay mùa nào thức nấy. Từ nông sản như su hào, cải bắp, cà rốt, củ cải, đỗ tương, đỗ đen… cho đến ngô, khoai, sắn… Những gì người nông dân một nắng hai sương có thể cố gắng thì họ sẽ không quản ngại mà vươn mình. Nông nghiệp Hà Tĩnh được phổ rộng không chỉ trong địa phương mà còn được đem đi đến mọi miền Tổ quốc. Những ruộng rau xanh ngắt, sạch sẽ trở thành mái nhà ấm êm của mỗi người dân. Chúng không chỉ ngọt thanh trong hương vị mà còn tạo nên cái đẹp trong tâm trí mỗi người. Đặc biệt, người dân còn đẩy mạnh trồng cây giống, sử dụng lều trại hiện đại. Sự đầu tư của người nông dân Hà Tĩnh chứng minh một tư tưởng vượt thoát và sự “dám” đứng lên để đấu tranh, để cố gắng hơn nữa trong công cuộc đổi mới, dựng xây quê hương tươi đẹp. Nhưng nông nghiệp cũng không chỉ còn đơn thuần là đôi bàn tay thô sơ của người nông dân. Rất nhiều địa phương đã biết tận dụng phương tiện, thiết bị hiện đại để tạo nên sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại cũng như tiết kiệm nhân lực, đảm bảo vấn đề an toàn cũng như sự đồng loạt trong sản xuất. Chăn nuôi cũng là ngành nghề được người dân Hà Tĩnh chú tâm xây dựng. Ta thật không khỏi không bất ngờ khi chứng kiến một loạt các lồng trại, một loạt các ao trại nuôi thủy hải sản. Tận dụng ưu đãi của thiên nhiên, người dân Hà Tĩnh chăm chỉ, cần mẫn tìm hiểu nuôi trồng thủy sản. Nhưng sự nuôi trồng ấy không chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ mà mỗi người dân đều tập trung, đều nỗ lực nhằm tạo ra quy hoạch, tạo ra sự đổi thay, phát triển của ngành ngư nghiệp. Bước đi chậm mà chắc ấy thật sự đã giúp người dân Hà Tĩnh hoàn toàn tự chủ trong cuộc sống, trong sinh hoạt và dám mơ, dám tin về một ngày mai đủ đầy.

Nông nghiệp được chuyên môn hóa cao độ nên người dân chân lấm tay bùn nhằm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” giảm dần. Người dân nơi đây có thể tập trung vào việc phát triển công nghiệp, tham gia sản xuất công nghiệp để từ đó tìm cho mình hướng đi phù hợp trong tương lai. Tỉ trọng ngành công nghiệp chiếm đến khoảng hơn 50% quả là tín hiệu đáng mừng cho sự chuyển dịch của nền kinh tế. Đặc biệt, các khu công nghiệp mọc lên đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong sự phát triển của người dân nơi đây. Lao động công nghiệp không chỉ giúp chuyên môn hóa công việc mà còn giúp cuộc sống con người dần đi vào quỹ đạo, sự sắp xếp để từ đó chuyển mình. Nền sản xuất công nghiệp khiến con người dễ dàng gặt hái được thành quả trong sản xuất, hợp tác quốc tế. Rất nhiều sản phẩm chế biến được đem ra tiêu thụ ở thị trường rộng lớn. Đó là những khu công nghiệp Cầu Treo, Vũng Áng, Gia Lách, Hạ Vàng… tạo được tiếng vang trong sản xuất, chế biến nông sản. Đồng thời, đó cũng là khu công nghiệp chuyên gia công sản phẩm may mặc. Mỗi một người công nhân Hà Tĩnh đều tận tâm đóng góp cho công việc lao động. Nó không chỉ đơn thuần giúp gia tăng hay phát triển kinh tế mà hơn thế còn tạo dấu ấn cho con đường phát triển của con người, con đường phát triển kinh tế lâu dài. Sự vươn mình sáng lòa ấy phần nào là do những chính sách hậu đãi từ chính quyền cũng như sự đầu tư nước ngoài một cách chỉn chu, cẩn thận, tỉ mỉ. Những lần “rót vốn” của các quốc gia như Nhật, Pháp, Hàn Quốc… giúp ích cho cả việc đào tạo con người và cả chuyển giao công nghệ đối với người dân Việt Nam.

Du lịch được chú trọng, quan tâm mở ra một Hà Tĩnh với nhiều tiềm lực. Có thể nói đến như hoạt động du lịch biển. Du lịch biển với những biển nổi tiếng như Thiên Cầm, Hoành Sơn, Thạch Hải, Xuân Thành, Kỳ Xuân, Kỳ Ninh… ngày một thu hút du khách từ mọi miền đất nước cũng như các du khách trên thế giới. Bãi biển trong lành lại có những dịch vụ tốt đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nơi đây. Những hoạt động văn hóa, truyền thống cũng được đan xen rộng rãi tạo nên sự đa chiều trong con người Hà Tĩnh. Việc phối kết hợp các hoạt động và từ đó tạo ra bản sắc văn hóa riêng của Hà Tĩnh tạo ra sự kích cầu với kinh tế và giúp mọi người phát hiện được nhiều cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, con người nơi đây.

Đặc biệt, sự đổi thay, phát triển rõ nét hơn đến từ nếp sống, nếp nghĩ, sự đoàn kết của cộng đồng nhân dân. Với một miền quê nắng gió lại luôn phải chịu tác động của thiên tai, không khó để ta bắt gặp sự đồng lòng, đồng sức và gắn bó của người dân. Họ cùng nhau cố gắng vì xây dựng một quê hương giàu đẹp, phát triển. Trên khắp các nẻo đường, đâu đâu ta cũng thấy sự đổi thay của từng gia đình, tạo nên bầu không khí mới của xóm làng, của quê hương. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trở thành ánh sáng để mọi người dân cùng soi mình và noi theo. Rất nhiều người ý thức được tầm quan trọng của việc làm theo và xây dựng nông thông, xây dựng cuộc sống mới. Sự hình thành và thiết lập các phong trào yêu nước, xóa đói giảm nghèo, thành lập các cơ quan đoàn thể hỗ trợ kinh tế, giúp gia tăng kiến thức cho người dân giúp ta nhận ra ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đoàn kết cộng đồng. Thời đại nào cũng vậy chứ không chỉ với Hà Tĩnh nói riêng, với đất nước Việt Nam nói chung. Mọi người dân đoàn kết một lòng hỗ trợ nhau, cố gắng để có thể vươn mình. Họ chung tay, chung sức tạo nên làn sóng của khí thế, của thông tin. Người dân thật sự trở thành chủ thể trong công cuộc sáng tạo, vươn mình để xây dựng tương lai.

Đoàn kết của cộng đồng nhân dân Hà Tĩnh tạo nên đòn bẩy của sự nỗ lực trong hành trình gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Hà Tĩnh. Họ thắp lên ánh lửa của niềm tin bằng những hình ảnh đoàn kết, bằng sự gắn bó yêu thương nhau. Ta đã thấy bao cơn lũ lớn ùa về, bao đau thương giày xéo quê hương Hà Tĩnh. Nhưng may thay, tình người, sự đoàn kết đã chiến thắng. Những ngôi nhà tình nghĩa, ấm êm được xây dựng khắp nơi. Mọi người cùng chung lòng, chung tay, người góp sức, góp của để làm nên “ngôi nhà tình thương” bảo vệ tất cả người dân khỏi cơn lũ tử thần. Đặc biệt trong năm 2020, ta không thể nào không sững sờ trước cơn lũ lớn. Bao ngày người dân Hà Tĩnh chìm mình trong đau thương. Bà con nơi đây trong khoảng thời gian chờ đợi sự cứu trợ đã tự cưu mang nhau. Người góp thức ăn nọ, góp thức ăn kia, đến nhà nhau, giúp nhau giữ đồ… Khi đó, lũ lớn cũng chẳng sánh bằng ý chí, bằng tình thương con người dành cho nhau. Họ đã “lá lành đùm lá rách” trong đau thương, tuyệt vọng nhằm dìu dắt nhau trên hành trình đời dài rộng.

Những ngày gần đây, dịch bệnh Covid 19 tràn về. Dịch bệnh đã làm quê hương Hà Tĩnh thêm kiên cường. Bởi lẽ chúng ta vừa mới trải qua khó khăn do bão lũ tràn về thì ngay lập tức ta phải gồng mình chống dịch. Các chiến sĩ công an chung sức, chung lòng và họ cố gắng hết mực để có thể bảo vệ người dân. Nơi biên giới, bao nhiêu người dân vượt biên là bấy nhiêu hôm cả Hà Tĩnh cùng nhau thức trắng trong lo âu. Các ca bệnh xuất hiện, phong tỏa, cách li, tiếng xe cứu thương làm ta nhói lòng. Nhưng rồi tình người, sự đoàn kết và yêu thương đã nhân lên và vượt thoát. Ta có quyền và hoàn toàn có thể tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc trước đại dịch cũng như của quê hương Hà Tĩnh.

Lãnh đạo, người dân Hà Tĩnh đã có những lựa chọn, tầm nhìn sáng suốt tạo nên bộ mặt mới cho tỉnh nhà. Cảng nước sâu Vũng Áng, Hà Tĩnh là một cảng biển quy mô, chất lượng và trở thành địa phương được xem trọng, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều năm liền. Phát huy thế mạnh đó, nhân dân Hà Tình cũng tập trung xây dựng những vùng kinh tế để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Nhưng sự phát triển của Hà Tĩnh không diễn ra riêng lẻ mà luôn cùng nhau song hành, cùng nhau gắn kết. Thế mạnh của mỗi miền đểu được khai thác để có thể bù trừ, tiến hành giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Với việc đẩy mạnh kế hoạch , tầm nhìn chiến lược kinh tế đến năm 2050, ta thấy được sự quyết tâm vô cùng lớn của người dân Hà Tĩnh. Đặc biệt, địa phương chú trọng đoàn kết, thực hiện sự liên kết, gắn bó trong các hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư. Các lĩnh vực khoa học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ khẳng định bước tiến mới trong phát triển. Nhưng đồng thời, người dân Hà Tĩnh cũng chú trọng phát triển gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng và nhằm phòng chống thiên tai. Có thể nói, so với rất nhiều địa phương khác, công tác bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh có những bước tiến đáng kể. Nhờ đó mà các hoạt động khai thác, hoạt động đầu tư có tiền đề phát triển. Khu kinh tế Vũng Áng trở thành vùng trọng điểm kinh tế và người dân cùng chung tay xây dựng Hà TĨnh vững mạnh.

Để có được thành tựu trên mọi mặt, người dân Hà Tĩnh trong bao năm đã có một quyết tâm vô cùng lớn lao và ý chí phi thường. Họ chung tay, họ đồng lòng và hướng trọn niềm tin về ngày mai tươi sáng của quê hương. Đảng, các cấp lãnh đạo cũng nỗ lực hết sức mình trong hành trình xây dựng quê hương Hà Tĩnh. Các chính sách ban hành được đưa ra đều dựa trên ý chí, nguyện vọng của nhân dân và từ đó dân phục, dân theo. Trước khi trong cương vị lãnh đạo, tất cả họ đều trong cương vị của người dân để cùng chung tay, cùng nỗ lực.

  1. Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển?

Tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có và có chiến lược thu hút đầu tư.

Nói đến thế mạnh của người dân Hà Tĩnh, ta không thể không nói tới sự cần cù, chăm chỉ và hơn hết là sự chân thành, chân chất trong con người nơi đây. Các dự án đã và đang được tiến hành cần được tiếp tục đẩy mạnh để phát triển. Trong tình hình đó, mọi người cần nâng cao nhận thức của bản thân. Nhận thức về các vấn đề môi trường, giáo dục, cũng như ý thức được phát triển, xây dựng quê hương giàu đẹp. Mỗi chúng ta đều cần chung tay dựng xây quê hương Hà Tĩnh. Hành trình gian khổ mà vẻ vang ấy không phải là của riêng một ai mà là của tất cả chúng ta – những người con của quê hương Hà Tĩnh, những người làm nên một Hà Tĩnh của nhiều, nhiều năm sau này chứ không phải chỉ trong 30 năm vừa qua.

Góp phần vào công cuộc chuyển mình của Hà Tĩnh, niềm tin lớn lao được đặt lên các bạn trẻ. Chúng ta – người trẻ hôm nay, cần biết quê hương Hà Tĩnh đang cần mình. Trong thời đại của công nghệ thông tin, của sự bùng nổ và đặc biệt là khi tình trạng “Chảy máu chất xám” xảy ra, mỗi người trẻ của quê hương Hà Tĩnh phải ý thức thật nhiều. Chúng ta có thể tiến lên, thay đổi để phát triển bản thân. Nhưng không thể vì cá nhân nhỏ nhoi với những lợi ích để bỏ quên cả một quê hương đẹp xinh. Chúng ta phải làm gì? Hãy bỏ qua lợi ích cá nhân. Hãy trở về và cống hiến cho quê hương Hà Tĩnh. Quê hương cần chúng ta và cũng gửi gắm hi vọng ở ta thật nhiều. Đúng quả thật là:

 “Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

Chúng ta có trách nhiệm quay về cống hiến cho quê hương khi quê hương cần. Thế giới ngoài kia bao la, rộng lớn. Nhưng tất cả người con của quê hương đều ích kỉ suy tính cho cá nhân thì sẽ không có một khối đại đoàn kết nào được tạo dựng và quê hương cũng khó có thể phát triển tốt đẹp. Mang trong mình ý thức, mang trong mình hi vọng của quê hương. Ta hiểu và ý thức thật nhiều về những điều bản thân mình cần làm. Chúng ta phải cống hiến, phải học tập thật chăm, tích cực và chủ động trong công cuộc dựng xây, đổi mới quê hương Hà Tĩnh. Trong thời gian tới, ta càng cần chú tâm đến thế mạnh của quê hương. Sau 30 năm, Hà Tĩnh đã có những đổi thay. Dựa trên nền tảng đó, ta tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị phẩm chất, đạo đức để mai này dựng xây quê hương giàu đẹp.

Bên cạnh việc tận dụng nguồn nhân lực trẻ có ý chí, có động lực và có khát vọng. Mỗi người cũng cần biết đâu là sứ mệnh của mình trong việc gìn giữ, phát huy vẻ đẹp truyền thống của quê hương thanh bình. Quê hương Hà Tĩnh với những giá trị truyền thống tốt đẹp cần được chúng ta tiếp tục bảo tồn, phát huy. Những làng nghề truyền thống cũng cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hóa cũng là trách nhiệm của chúng ta. Nếu người dân nào, người trẻ nào cũng chạy theo những giá trị mới thì liệu quê hương sẽ phát triển như thế nào, ra sao? Giá trị văn hóa truyền thống có thể nói đã một phần hun đúc nên cái đẹp của con người. Ý thức, trách nhiệm trong ta cũng rất cần để có thể giữ gìn vẹn nguyên bản sắc văn hóa để quê hương Hà Tĩnh mãi mãi đẹp tươi. Các làng nghề thủ công như mây tre đan, may mặc, nấu rượu với con số hơn 5000 hộ gia đình tham gia vẫn tạo ra hiệu quả đậm nét, sâu sắc trong công cuộc phát huy giá trị văn hóa Hà Tĩnh. Có thể nói, thành công của các làng nghề, dấu ấn sâu đậm được tạo ra đến từ chính con người quê hương nhiệt thành, tâm huyết một lòng hướng đến dân tộc, quê hương. Những tên tuổi của Mộc Thái Yên, của đóng thuyền Trường Sơn, của tre đan Liên Minh… đều là tín hiệu đáng mừng của sự gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Nhưng không chỉ gìn giữ văn hóa, hiệu quả kinh tế được tạo ra cũng rất tốt. Chính vì vậy mà định hướng nhiều người trẻ lập nghiệp ở quê hương trở nên cần thiết, hữu hiệu hơn. Ta không thể chỉ hướng về miền đất lạ. Ngay trên chính quê hương mình con người cũng sẽ tìm thấy chân giá trị đích thực để đổi thay, để phát triển và tốt lên mỗi ngày.

Đồng thời, gìn giữ giá trị văn hóa cũng là hướng tới việc phát huy, nâng cao hiệu quả trong kinh tế nhằm xây dựng quê hương. Việc loại bỏ, tìm ra phương hướng cụ thể để định hướng phát triển cho các làng nghề truyền thống cũng rất quan trọng. Chúng ta không thể luôn luôn bảo thủ với những phương pháp, cách làm mà cần thay đổi để tốt lên và giúp quê hương vững mạnh. Để từ đó tạo ra xu thế cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm thủ công. Các sản phẩm thủ công của quê hương Hà Tĩnh cũng cần được đẩy mạnh thông qua những hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch để tạo ra dấu ấn riêng biệt như người ta nói về Huế với nón Huế thì Hà Tĩnh quê ta cũng hoàn toàn có thể định hướng đường đi, phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh tế, văn hòa dài lâu.

Định hướng chiến lược ngắn hạn và lâu dài cho sự phát triển toàn diện của quê hương Hà Tĩnh là điều ta có thể làm. Mỗi người đều có thể góp phần vào nâng cao trình độ dân trí, nhận thức để nhìn ra sự đổi thay của quê hương và hướng tới những chân giá trị tốt đẹp. Đó có thể là học tập những điều mới, theo đuổi khoa học công nghệ nhưng không quên giá trị văn hóa cổ truyền. Cần có sự phối kết hợp, dung hòa của cái cũ và cái mới. Mọi đổi thay của quê hương như việc tạo dựng nông thôn mới, làng, xã văn hóa cũng phải tiến hành từng bước, đồng bộ và không nên vội vã, dồn dập. Chúng ta sẽ cùng chung tay. Đặc biệt là người trẻ, thế hệ thanh niên là người sẽ góp sức hơn cả để tạo một luồng sinh khí mới cho mảnh đất quê hương thanh bình. Thông qua hoạt động tuyên truyền, vận động của mình, chúng ta sẽ góp phần giúp cá nhân nhìn ra được sự tươi đẹp của quê hương, nuôi dưỡng và kí gửi trong mỗi người trẻ sự nhận thức về những khó khăn và khát vọng dựng xây quê hương. Trải qua bao nắng gió, bao khắc nghiệt của thiên tai. Hà Tĩnh quê ta vẫn vươn mình. Là một “mầm non mọc thẳng”, sớm muộn gì ta cũng phải cố gắng để vươn lên. Không chỉ trong học tập với những thành tích đáng nể, mỗi người con của quê hương Hà Tĩnh đều cần trau dồi, phát triển chân giá trị của bản thân mà đặc biệt là các kĩ năng. Bão táp, khắc nghiệt của thiên tai thử thách nhưng ta không nên vì thế mà nản lòng, mà sợ hãi. Hãy nhân rộng tình yêu, mở rộng lòng mình vì cuộc đời này dài rộng và những “chiến binh” của quê hương ta sẽ luôn sát cánh cùng nhau. Chúng ta có một điểm chung, chung tình yêu quê hương Hà Tĩnh, chung khát vọng dựng xây, làm giàu, làm đẹp mảnh đất của cha ông.

Câu 3. Trình bày những kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh trong thời gian tới (khoảng 3.000 từ)

Trà lời: 

Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh

Nhớ núi Hồng Lĩnh nhớ dòng sông La

Câu hát này vẫn in sâu vào tâm hồn mỗi người con Hà Tĩnh chúng ta.  Hà Tĩnh – một vùng đất mà chúng ta luôn biết đến với truyền thống hiếu học, với truyền thống văn hóa và tinh thần cách mạng quật cường. Nơi đây chúng ta cũng có những người tài năng, xuất chúng, học rộng tài cao để làm rạng danh quê hương, đất nước.

30 năm không phải dài cũng không ngắn từ khi được thành lập nhưng dưới với sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp và sự đồng lòng của nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Đối với ngày giáo dục của tỉnh cũng với sự hiếu học của học sinh và sự tâm huyết, phấn đấu nỗ lực hết mình của các thầy cô giáo. Chúng ta đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện và đem lại những kết quả đáng kì vọng.

I.Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991-2921)

- Trong mỗi giai đoạn và xây dựng thì tỉnh đều đương ra các phương hướng, chính sách đúng và kịp thời để phù hợp với thực tiễn, như

-Sau khi tái lập tỉnh, đã chỉ đạo thành lập Trường Năng khiếu Hà Tĩnh (nay là trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) để phát hiện, bồi dưỡng nhân tài tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. 

- Tỉnh đã ra nghị quyết để đẩy mạnh các công tác xã hội hóa giáo dục và phổ cập giáo dục. Đây là việc cần làm để đẩy mạnh giáo dục phát triển trong giải đoạn 2001-2005.

- Năm 2011, HĐND phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo” nhằm tiến hành xây dựng hệ thống các cấp từ mầm non đền phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.

- Sau năm 2015 thì tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển mạng lưới giáo dục các cấp.

- Theo số lượng của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh trong năm học 1992-1993 toàn tỉnh có 1.178 trường học (701 trường mầm non, 236 trường tiểu học, 217 trường tiểu học, 24 trường THPT) thì đến năm học 2020 - 2021 còn 667 trường (254 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 147 trường THCS, 45 trường THPT).

- Tỉnh Hã Tĩnh cũng đã quan tâm đến việc xóa mù chữ, huy động trẻ em đến trường và thực hiện phổ cập giáo dục. Năm 1992, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn); năm 2002, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở (tỉnh thứ 12 đạt chuẩn); năm 2013, đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn). Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2.

- Sau khi thành lập tỉnh thì nhu cầu học tập của học sinh nên số lượng giáo viên các cấp và cán bộ quản lý có sự tang lên đáng kể. So với năm 2011 số lượng giáo viên mầm non tăng 1.632 người, THPT tăng 775 người, giáo viên tiểu học giảm 877 người, giáo viên THCS giảm 1.491 người. 

- Cùng với đó là nâng cao chất lượng, trình độ đối với đội ngũ giáo viên. Năm 1991 có 71.1% giáo viên mầm non, 97.4 % giáo viên tiểu học; 98.8% giáo viên THPT, 87.5%  giáo viên THCS đạt chuẩn thì đến năm 2019 đã có 100% giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn đào tạo, tỷ lệ trên chuẩn đào tạo ngày càng cao: mầm non 90.5%, tiểu học 96%, THCS 83%, THPT 17.5%. 

- Để tạo nên một môi trường học tập tốt và phát huy được truyền thống hiếu học của địa phương thì tỉnh cũng chú trọng xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục của địa phương, cho học sinh tiếp cận với những phương pháp dạy học tiên tiến. Đến nay hầu hết các trường học đều có đủ một phòng học trên một lớp, khắc phục được tình trạng học 2 ca (năm học 1992-1993 chỉ đạt 0,6 phòng học/lớp); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 85% (năm học 1992-1993 hầu hết các phòng học đều là phòng học tạm, cấp 4, xuống cấp). Hệ thống phòng bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học được trang bị khá đồng bộ (Giai đoạn 2001-2006 đầu tư đại trà thiết bị dạy học thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2000: mỗi lớp tiểu học có 01 bộ thiết bị dạy học, mỗi trường THCS hoặc THPT có từ 2 đến 6 bộ thiết bị dạy học tối thiểu. Giai đoạn 2012-2020 đầu tư mạnh về đồ chơi trong trường mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học). 

Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia từ những năm 1997- Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu. Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của phụ huynh, học sinh thì nhiều trường đã đạt trường chuẩn quốc gia. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 534/667 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 80,05%. Trong đó Mầm non có 181/254 trường đạt chuẩn, tỉ lệ 71,2%; Tiểu học có 193/221 trường , tỉ lệ 87,7%; THCS có 127/147 trường , tỉ lệ 86,39% và THPT có 33/45 trường , tỉ lệ 73,9%.

- Không chỉ vậy mà Hà Tĩnh còn rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng toàn diện và phát triển đưa giáo dục tỉnh dẫn dầu cả nước.

+ Đối với giáo dục mầm non: Trẻ mẩm non được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện, tỷ lệ đến trường tăng mạnh. Số trường tổ chức bán trú đạt 100%, số trẻ ăn bán trú đạt 95.3%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn dưới 5% (năm 2003 là 18,8%).

+ Đối với giáo dục tiểu học từ những năm 1996, đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”, áp dụng những công nghệ giáo dục hiện đại tại một số huyện. Từ năm 2000, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tiểu học Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, triển khai dạy học đại trà môn Tiếng Việt 1 theo Tài liệu công nghệ giáo dục, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, áp dụng các mô hình giáo dục mới, đổi mới đánh giá học sinh, đưa dân ca ví, giặm vào các trường tiểu học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.

+ Đối với giáo dục Trung học thì tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hàng năm đạt trên 98% , tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học cao đẳng đạt trên 60%, nhiều em đạt điểm tuyệt đối các môn thi, thủ khoa các trường đại học. Từ 1991 đến nay đã có 1.288 em đạt học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa (26 giải Nhất, 232 giải Nhì, 531 giải Ba  và 501 giải Khuyến khích); có 06 học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực (2 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng Toán quốc tế; 01 huy chương vàng Toán, 01 huy chương bạc Tin học châu Á); 23 giải tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh THPT cấp quốc gia (01giải nhất, 02 giải nhì, 13  giải ba, 07 giải tư); trên 200 học sinh đạt các loại huy chương về thể thao, điền kinh cấp quốc gia (tính từ năm 2010 đến nay, có 124 huy chương điền kinh cấp quốc gia, trong đó có 30 huy chương Vàng, 34 huy chương Bạc, 60 huy chương Đồng).

- Hà Tĩnh còn rất quan tâm đến giáo dục thường xuyên có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Giai đoạn 1991-2005 (trước khi Luật Giáo dục 2005 ban hành) toàn tỉnh có 11 trung tâm GDTX với 10.744 học viên. Tính đến năm 2020, hệ thống GDTX đã có sự thay đổi về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân, tổng số trung tâm GDTX hiện tại là 11 trung tâm, trong đó có 01 Trung tâm GDTX cấp tỉnh, 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên cấp huyện, có 06 trường Cao đẳng và Trung cấp nghề dạy hệ GDTX cấp THPT kết hợp đào tạo nghề, tổng số học viên tham gia chương trình GDTX cấp THPT trên là 11.000 học viên. Giai đoạn từ năm 1991-2005 toàn tỉnh thành lập được 163 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thu hút hơn 60.800 lượt người tham gia học tập các chuyên đề về chuyển giao công nghệ sản xuất, học nghề mới, … đến nay 100% xã, phường, thị trấn đều đã có trung tâm học tập cộng đồng, giai đoạn 2006 - 2019 đã có trên 948.000 lượt người  tham gia học tập các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến công, kiến thức về pháp luật, các vấn đề về xã hội, sức khỏe, đời sống...

- Giáo dục chuyên nghiệp cũng đó có những chuyển biến tốt và theo hướng tích cực hơn. Quy mô mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tính đến năm 2020 phát triển mạnh so với giai đoạn 1991-2005. Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường Đại học đa ngành với quy mô đào tạo gần 4.000 học sinh, sinh viên; đã đào tạo hơn 12.000 nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và khu vực, trong đó hơn 3.200 nhân lực cho nước bạn Lào; Có 04 trường cao đẳng: Cao đẳng Nguyễn Du (nâng cấp từ trường TC Văn hóa Nghệ thuật), Cao đẳng Y tế (nâng cấp từ trường trung cấp Y tế), Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức và Cao đẳng Công nghệ. Số lượng các trường Trung học chuyên nghiệp (sau đổi tên thành trung cấp chuyên nghiệp), thành lập mới các trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Trung cấp Kỹ nghệ, Trung cấp nghề Lý Tự Trọng. Số lượng học sinh, học viên và sinh viên các trường cao đẳng, TCCN toàn tỉnh tính đến năm 2020 là 25.240 người tăng hơn 5 lần so với giai đoạn 1991-2005.

- Tỉnh cũng đó phát động nhiều phong trào khuyến học, khuyết tài đến tận từng gia đình, dòng họ, địa phương, đơn vị; nhiều quỹ khuyến học được thành lập như: “Quỹ khuyến học đất Hồng Lam”,  “Quỹ khuyến học khuyến tài Nguyễn Du”, ...kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập.

- Nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển thì giáo dục Hà Tĩnh cũng tồn tại nhiều hạn chế mà nếu khắc phục được chúng ta có thể tin tưởng rằng tỉnh sẽ là tỉnh dẫn đầu cả nước về giáo dục.

+ Công tác qui hoạch hệ thống trường lớp phải thực hiện nhiều lần, thiếu tính ổn định, một số nơi chưa phù hợp, chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

+ Số lượng nhà giáo của tỉnh còn có sự không đồng đều và sự bố trí giữa các địa phương. Và chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ mầm non.

+ Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường học nhiều nơi xuống cấp, thiếu phòng chức chức năng.

+ Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh hiệu quả chưa cao.

+ Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá chuyển biến chưa rõ nét.

+ Chất lượng đầu ra của một số cơ sở đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Việc thực hiện tự chủ của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn còn khó khăn, chưa gắn với đổi mới quản trị nhà trường.

Phát triển giáo dục Hà Tĩnh

- Phát huy truyền thống hiếu học của địa phương.

- Phụ huynh cần quan tâm, đầu tư cho con em mình.

- Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời đề ra các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Còn các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học phải bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phương để có sự tham mưu tích cực, phù hợp, có hiệu qủa cho cấp uỷ chính quyền các cấp để phát triển GDĐT.

- Có sự vào cuộc phối hợp tích cực của các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể quần chúng, các tầng lớp nhân dân trong các hoạt động giáo dục, nhất là vận dụng tốt quan điểm xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo các thế hệ phần lớn đều có phẩm chất, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với nghề, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học sinh Hà Tĩnh đa số đều chịu khó, thông minh, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập để lập thân, lập nghiệp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Bài tham khảo số 2:
Câu 1:
Trả lời:
Những đặc điểm cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh rất đa dạng. Hà Tĩnh là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử quý báu, trong đó tiêu biểu đó là nơi đây có nhiều di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể giá trị lớn, cần được bảo tồn hơn nữa trong tương lai.
Về di sản văn hóa phi vật thể, ta có thể kể đến những lễ hội của vùng đất Hà Tĩnh gần đây đã được UNESCO công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của quốc gia. Ngày 15/6/2018, nhân dân và chính quyền địa phương của huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi lễ long trọng đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của lễ hội đền Chiêu Trưng và kỷ niệm 572 năm ngày mất của vị tướng Lê Khôi. Thành phần đến tham dự buổi lễ long trọng này có các ban lãnh đạo của tỉnh Hà Tĩnh, đại diện dòng họ Lê và đông đảo người dân của hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà. Lễ hội cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao của danh tướng Lê Khôi. Danh tướng Lê Khôi quê ở làng Lam Sơn, Thụy Nguyên (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa), ông là cháu ruột của vua Lê Thái Tổ. Ông đã tham gia các trận đánh lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách nên được nhà vua phong là Kỳ lân hộ vệ thượng tướng quân.
Tương truyền trong một lần tướng Lê Khôi đang đánh trận ở phía Nam, ông đã đánh tan thành Đồ Bàn, bắt được vua Bí Cai. Tuy nhiên, trên đường trở về, ông lâm bệnh và mất vào ngày 3/5, năm Bính Dần (1446), quân sĩ hạ thuyền buồm, mai táng ông tại bến Long Ngâm, chân núi Nam Giới nay là xã Thạch Bàn (Thạch Hà), tỉnh hà Tĩnh. Từ đó nhân dân trong vùng lập miếu thờ ghi nhớ công ơn của vị tướng Lê Khôi. Đền Chiêu Trưng thờ vị tướng Lê Khôi tọa lạc tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mùng 2-3/5 âm lịch hàng năm, nhân dân hai huyện thường tổ chức Lễ hội Đền Chiêu Trưng và các hoạt động rước thuyền, các trò chơi dân gian đi cà kheo, đánh cờ, thả diều và đua thuyền. Lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ công ơn đánh giặc của danh tướng Lê Khôi, gắn kết toàn dân và thể hiện sức mạnh, tầm vóc của nhân dân lao động.
Gần đây nhất, một lễ hội khác của tỉnh Hà Tĩnh cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ hội được người dân xã Cẩm Nhượng tổ chức vào mùng 8/4 âm lịch hàng năm, tương truyền là có từ thời nhà Nguyễn, được tổ chức tại miếu Ngư Ông, thôn Phúc Hải, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng tâm linh dân gian gắn liền của cộng đồng cư dân ven biển cửa Nhượng. Các phần chính của lễ hội bao gồm: Nghi thức tế lễ, lễ hội chèo cạn, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường. Lễ hội mang ý nghĩa báo đáp công ơn của thần Nam Hải, phù hộ cho người dân quanh năm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy thuyền, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an.
Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hà Tĩnh còn phải kể đến những làn điệu dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh mềm mại mà tha thiết. Đây là loại hình biểu diễn nghệ thuật vốn xuất phát từ hoạt động lao động sản xuất, đời sống hàng ngày. Theo thời gian, nó đã được trình diễn như một loại hình nghệ thuật. 2014, UNESCO đã công nhận dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại.
Cùng với dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, một đại diện khác của Hà Tĩnh cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là ca trù. Ca trù là loại hình diễn xướng âm nhạc thính phòng thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ thế kỷ XV. Huyện Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh chính là cái nôi của nghệ thuật ca trù và Nguyễn Công Trứ là người đã giúp cho ca trù trở nên nổi tiếng vào thế kỷ 19 cho đến ngày nay. Tính đến nay, Hà Tĩnh là địa phương nhiều lần đăng cai tổ chức liên hoan ca trù toàn quốc. Năm 2009, ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Về di sản văn hóa vật thể của tỉnh Hà Tĩnh, ta chắc chắn phải kể đến danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử chùa Hương Tích, thuộc xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất cả nước và chứa đựng rất nhiều những di tích văn hóa lịch sử đặc sắc, đi cùng với tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam theo năm tháng. Di tích chùa Hương Tích nằm trên núi Hồng Lĩnh có độ cao 650m so với mực nước biển. Tương truyền rằng, chùa Hương Tích được xây dựng từ thời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa. Cùng với đó, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên.
Di sản văn hóa vật thể nổi tiếng tiếp theo của tỉnh Hà Tĩnh chắc chắn chúng ta phải kể đến đó là bia Sùng Chỉ thuộc xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, được coi là bảo vật quốc gia. Theo tương truyền, bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của các quan và nhân dân 4 thôn Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc, xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc nay là xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh để nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với việc xây dựng đất nước và quê hương. Theo lời của bà Phan Thư Hiền- Chi Hội trưởng Chi hội văn nghệ dân gian Hà Tĩnh: “Hà Tĩnh là vùng đất có một kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi di sản đều có nét đặc sắc và vị trí riêng. Với vai trò là cơ quan đại diện Hội Di sản văn hóa Việt Nam ở Hà Tĩnh, thời gian qua, Chi hội Di sản Việt Nam tại Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm tốt vai trò tham mưu của mình cùng các cấp, ngành phát huy vai trò di sản trong chiến lược xây dựng con người và văn hóa Hà Tĩnh”. Hiện nay, công tác bảo tồn những di sản văn hóa của chính quyền địa phương đã và đang tích cực duy trì sự trường tồn của các di sản văn hóa phi vật thể ấy trong đời sống hàng ngày.
Đặc điểm khác của các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh đó chính là đây là cái nôi của văn học nghệ thuật, đóng góp vô cùng lớn cho nền văn học nước nhà mọi thời đại. Các nhà văn, nhà thơ Hà Tĩnh đã đóng góp biết bao nhiêu tác phẩm xuất sắc cho nền văn học nước nhà. Ta có thể đến: Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Huy Cận, Xuân Diệu, Phạm Ngọc Cảnh, Nguyễn Văn Hùng,... Trong đó, Đại thi hào Nguyễn Du - người con của quê hương Hà Tĩnh, đã có công lao đóng góp to lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà và quê hương. 1965, Đại thi hào Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học chữ Nôm vô cùng giá trị, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng mọi thời đại, giành được danh tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hà Tĩnh, hiện nay du khách có thể đến tham quan quần thể di sản văn hóa phi vật thể và vật thể tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du.
Nhà thơ Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, mở ra con đường cách mạng cho thơ mới phát triển rực rỡ. Bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu đã để lại cho người đọc biết bao dư âm cảm xúc về lối sống vội vàng, nhiệt huyết và tràn trề tình cảm dành cho cuộc sống, dành cho con người, dành cho cuộc sống. Nhà thơ Huy Cận cũng là nhà thơ với nhiều tác phẩm để lại được dấu ấn về quê hương, đất nước, con người.
Trước cách mạng tháng 8, bài thơ thể hiện được tinh thần chủ đạo của nhà thơ Huy Cận là bài thơ “Tràng giang”, thể hiện nỗi niềm sâu nặng, vừa buồn vừa cô đơn, vừa mang đậm chất trữ tình vừa mang đậm chất cổ điển của nhà thơ khi đứng trước dòng sông to lớn. Sau cách mạng tháng 8, ngòi bút của Huy Cận hướng đến sự sôi nổi của công cuộc xây dựng cách mạng và hòa cùng cả nước đi lên phong trào xây dựng xã hội chủ nghĩa, được thể hiện xuất sắc qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã thể hiện được tình yêu lao động, niềm say mê lao động và tình yêu cuộc sống của nhân dân lao động bình dị.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ với tâm thế ngất ngưởng, đã để lại những bài thơ vĩ đại của mình về triều đại, lịch sử. Ông là vị quan chẳng màng đến vinh hoa phú quý, chẳng màng đến bổng lộc mà vẫn luôn giữ được khí thế cao ngút trời, khát vọng công danh cao đẹp của chí nam nhi của mình. Hà Tĩnh cũng là một trong những cái nôi của văn học nghệ thuật, đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà.
Đặc điểm thứ ba của các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh đó chính là đây là vùng đất giàu thăng trầm lịch sử, mang đậm dấu ấn của những phong trào lịch sử, thể hiện được những truyền thống yêu nước, yêu quê hương, nhân dân đoàn kết, chăm chỉ, tương thân tương ái. Một trong những đặc điểm lịch sử tiêu biểu của vùng đất Hà Tĩnh chắc chắn phải kể đến khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo thuộc phong trào Cần Vương nổi tiếng. Dù phong trào khởi nghĩa có thất bại và bị đàn áp dã man nhưng nó vẫn thể hiện được sự dũng cảm, tinh thần kháng chiến, yêu nước tuyệt vời của nhân dân địa phương.
Nghệ An cùng với Hà Tĩnh chính là hai địa phương từng có phong trào đấu tranh mạnh mẽ và sôi nổi bậc nhất, cụ thể chính là phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh đỉnh cao khắp cả nước. Nguyên nhân của phong trào này xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã làm cho kinh tế các nước Đông Dương bị ảnh hưởng không hề nhỏ, quy mô của các đồn điền, nhà máy bị sụt giảm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến việc hàng vạn công nhân bị sa thải. Chẳng những thế, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, hàng loạt chiến sĩ yêu nước của nhân dân ta bị chính quyền thực dân Pháp đưa lên máy chém. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với những mâu thuẫn ngút trời của nhân dân lao động với chính quyền thực dân Pháp, phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh thành lập nên chính quyền Xô-Viết kiểu mới đã ra đời, mạnh mẽ nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với Nghệ An, lực lượng nhân dân lao động và công nhân tại Hà Tĩnh đã đứng lên đấu tranh mạnh mẽ đối với chính quyền thực dân Pháp ở giai đoạn những năm 1930 - 1931. Dưới sự lãnh đạo của những người cách mạng yêu nước, những chính quyền Xô Viết được lập ra ở khắp nơi. Các chính quyền Xô Viết đã vừa thi hành những chính sách nhân đạo mới, đồng thời tịch thu đất, thóc gạo của địa chủ, đấu tranh biểu tượng đòi được hưởng những chế độ lao động hợp lý hơn, bớt hà khắc hơn. Thế nhưng, dưới sự đàn áp khủng khiếp và sự khủng bố của chính quyền thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn nhà Nguyễn, chính quyền Xô Viết đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động đã nhanh chóng bị giải thể và tan rã sau chỉ bốn đến năm tháng mà thôi. Thế nhưng, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng những năm 1930 - 1931 và đây cũng là cuộc khởi nghĩa kháng chiến đầu tiên mà nhân dân lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ lúc ra đời. Từ đó, ta hoàn toàn có thể khẳng định được rằng vùng đất Hà Tĩnh cũng chính là một trong những vùng đất có truyền thống lịch sử hào hùng và tốt đẹp.
Nhân dân Hà Tĩnh có truyền thống trồng trọt hoa màu lâu đời, góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh vừa phát triển kinh tế hiện đại mà vẫn có năng suất lúa cao trong cả nước. Tất cả đều là nhờ chính sách phát triển hợp lý và cân bằng của chính quyền Hà Tĩnh, đưa thành phố trở thành địa phương vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường toàn diện, cân bằng, nhân dân có đời sống ấm no, hạnh phúc và vui vẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hàng năm, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân các tỉnh thành miền Trung khác vẫn đang căng mình chống chọi và chịu đựng với những cơn bão khủng khiếp. Tinh thần chịu thương chịu khó, kiên cường mạnh mẽ đã giúp nhân dân kiên cường vượt qua được những cơn bão khủng khiếp thảm họa đó. Thật đáng quý và đáng cảm phục đến nhường nào! Nhân dân Hà Tĩnh vẫn luôn hiện lên với tất cả những phẩm chất chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm lụng lao động, hiền lành, lạc quan, tin tưởng vào tương lai phía trước.
Vùng đất Hà Tĩnh hiền lành chất phác cũng có biết bao nhiêu những tấm gương hiếu học đáng quý, đóng góp to lớn cho sự phát triển của quê hương, nước nhà. Truyền thống hiếu học của bao thế hệ học trò, truyền thống làm lụng chăm chỉ của nhân dân lao động, cùng với sự phát triển cân bằng toàn diện của chính quyền địa phương đã và đang giúp cho nhân dân và địa phương Hà Tĩnh ngày một phát triển tốt đẹp hơn nữa, chứa đựng đầy tiềm năng về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường trong tương lai. Trong tương lai, Hà Tĩnh chắc chắn sẽ trở thành một thành phố đáng sống hơn nữa.

Từ đó, em xin được đề xuất các giải pháp để có thể tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, con người Hà Tĩnh.

Biện pháp đầu tiên mà em có thể đề xuất đó chính là xây dựng nhiều khu tưởng niệm, khu bảo tồn, khu danh lam thắng cảnh bảo tồn những danh lam thắng cảnh của Hà Tĩnh. Song song với việc phát triển du lịch của địa phương Hà Tĩnh, chính quyền địa phương vẫn cần đảm bảo được việc giữ gìn được những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch khỏi sự xâm hại, mai một và biến chất như một hậu quả của việc du lịch phát triển quá mức. Hơn nữa, trách nhiệm của mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng, nhân dân cả nước nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ Hà Tĩnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của quê nhà Hà Tĩnh. Ta cần đem tất cả những giá trị, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đó được lan tỏa khắp cả nước, được lan tỏa khắp thế giới bằng tất cả khả năng của mình. Nhờ vậy, những di sản văn hóa của Hà Tĩnh không những được bảo tồn trong quốc gia mà còn được thật nhiều bạn bè quốc tế biết tới. Biện pháp thứ hai mà em có thể đề xuất đó là biện pháp giáo dục, tuyên truyền rộng khắp cả nước và địa phương. Trên thực tế, những di sản văn hóa phi vật thể của quê hương Hà Tĩnh như ca trù, dân ca ví giặm,... đang ngày một bị mai một do không có hậu thế thực sự quan tâm và sẵn sàng kế thừa tất cả những di sản tuyệt diệu ấy của nhân loại. Ngay từ trường học, các em học sinh cần được truyền tình yêu và cảm hứng đối với những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, để có thể có đầy đủ nhận thức, tình yêu và cảm hứng sẵn sàng đón nhận tình yêu và học hỏi những giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản vật thể đó. C

ùng với đó, những biện pháp tuyên truyền, giáo dục rộng khắp nhân dân địa phương và cả nước cũng góp phần làm cho họ hiểu hơn về giá trị thực sự của những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của quê hương Hà Tĩnh. Tất cả mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, từ người già đến người trẻ, từ nam đến nữ, từ mọi tầng lớp nhân dân của địa phương Hà Tĩnh đều cần được bồi dưỡng, xây đắp và phát triển đầy đủ tình yêu đối với quê hương Hà Tĩnh, đối với những di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể của quê nhà Hà Tĩnh. Khi họ đã có nhận thức và tình yêu đầy đủ rồi, thì sức mạnh bảo tồn được thể hiện bằng hành động của con người sẽ được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói và biện pháp, hành động của con người. Xuất phát từ niềm tự hào, từ tình yêu dành cho những di sản văn hóa của dân tộc được bồi đắp bằng những biện pháp thiết thực, nhân dân sẽ có những hành động thực sự bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của những di sản văn hóa phi vật thể, di sản vật thể quý giá của quê nhà Hà Tĩnh.

Biện pháp thứ ba mà em có thể đề xuất được đó là những biện pháp quảng bá rộng khắp, đem những giá trị, hình ảnh của những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đó đi khắp mọi miền đất nước, thậm chí là vươn ra ngoài thế giới. Để thực hiện được, ta có thể thực hiện bằng những cuộc thi quảng bá, chiến dịch quảng bá, chiến dịch xúc tiến du lịch, chiến dịch xây dựng hình ảnh thương hiệu của những di tích, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh. Ta cần thể hiện và nhấn mạnh được tất cả những khía cạnh tốt đẹp của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị truyền thống văn hóa lịch sử tốt đẹp của quê nhà Hà Tĩnh. Khi đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp rồi, nhân dân nhiều nước sẽ biết đến những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của Hà Tĩnh, cảm thấy tự hào và yêu quý đối với những giá trị tốt đẹp, danh lam thắng cảnh đó để mà hướng về, dành tình cảm yêu thương và trân trọng cho giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp và con người Hà Tĩnh hơn nữa ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Tất cả những gì chúng ta cần làm đó chính là hướng đến một chiến dịch bảo tồn, xây dựng và phát triển bền vững, cân bằng và toàn diện những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê nhà Hà Tĩnh trên đất nước Việt Nam.

Để có thể thực hiện được điều này, chúng ta cần sự hợp tác toàn diện, đoàn kết toàn diện thống nhất từ trên xuống dưới của mọi người dân Hà Tĩnh, mọi cá nhân của quê nhà Hà tĩnh, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên, thế hệ trẻ của Hà Tĩnh. Cùng với đó, ta cũng cần sự quan tâm của chính quyền địa phương và Chính phủ, những tổ chức và đoàn thể tiếp tục xây dựng hình ảnh và góp phần xúc tiến, đưa hình ảnh của quê hương Hà Tĩnh ngày một phát triển và đi lên trong tương lai. Sự hợp tác và đoàn kết nhất nhất một lòng, phát triển bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử một cách cân bằng, toàn diện sẽ hứa hẹn một quê nhà Hà Tĩnh phát triển giá trị truyền thống văn hóa lịch sử hơn nữa trong thời điểm hiện nay và cả trong tương lai nữa.

Trên thực tế, những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử của Hà Tĩnh đã và đang đối mặt với biết bao thách thức và khó khăn đáng kể. Sự khó khăn và thách thức đến từ nhiều yếu tố khác nhau, cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Thế nhưng, em tin rằng, sức mạnh đoàn kết hết lòng của nhân dân Hà Tĩnh, chính quyền Hà Tĩnh và nhân dân cả nước nói chung thì việc đó là việc hoàn toàn có khả năng và hiện thực hóa được trong tương lai gần nhất.

Câu 2:

Cải cách hành chính là mũi đột phá, là then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Xác định cải cách hành chính là mũi đột phá, là then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, nên từ năm 2011 Hà Tĩnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên cả 6 lĩnh vực gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính.

Theo đánh giá từ Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh, trong suốt thời gian qua, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện cải cách hành chính đã có nhiều đổi mới, sáng tạo từ đòi hỏi của thực tiễn địa phương. Hà Tĩnh đã tăng cường số lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát, đồng thời cầu thị trong chỉ đạo khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, mạnh dạn làm thí điểm một số mô hình, cách làm được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao. Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 4.590 văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi. Trong đó, có nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá về cải cách hành chính trên địa bàn.

Hà Tĩnh cũng đã thực hiện thành công việc cắt giảm 1/3 thành phần hồ sơ, giảm ½ thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Kết quả đã giảm được 2.157 thành phần hồ sơ và trên 21.706 ngày giải quyết so với quy định của Trung ương, tiết kiệm chi phí khoảng 4,2 tỷ đồng/năm cho người dân, doanh nghiệp. Thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, cấp huyện và nâng cấp bộ phận một cửa cấp xã, đồng thời áp dụng phần mềm dịch vụ công cho cả 3 cấp. Đặc biệt, trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Trung cho biết: “Xác định cải cách tinh gọn tổ chức bộ máy là trọng tâm, đột phá nên tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai sớm, có thể coi là đi trước một bước so với nghị quyết của Trung ương. Từ năm 2011, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện Nghị quyết 26/2011 của HĐND tỉnh với kết quả giảm 7 chi cục, phòng chuyên môn, chuyển 16 đơn vị sang hoạt động tự chủ, giảm 323 biên chế, giảm 702 thôn, tổ dân phố. Sau khi có Nghị quyết 18, 19 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tỉnh Hà Tĩnh đã sắp xếp giảm 3 tổ chức tương đương sở, 44 chi cục, phòng chuyên môn thuộc sở, UBND cấp huyện; chuyển 17 đơn vị sự nghiệp sang hoạt động tự đảm bảo 100% chi thường xuyên; sáp nhập xã, thôn giảm 46 xã, giảm 183 thôn, tổ dân phố, giảm 2.698 cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, giảm 26.170 người hoạt động ở thôn, tổ dân phố, tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng/năm.

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Trung, sau gần một thập kỷ triển khai công tác cải cách hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ xã tăng từ 46,25% năm 2011 lên 95,95% năm 2019, tỷ lệ đạt chuẩn của công chức xã tăng từ 94,01% năm 2011 lên 100% vào năm 2019. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt.

Bên cạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đến nay tỉnh Hà Tĩnh cũng đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho 873/873 đơn vị sự nghiệp, 338/338 đơn vị hành chính nhà nước. Mỗi năm tiết kiệm chi ngân sách do tinh giản biên chế với số tiền trên 256 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện các đề án, chính sách an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Đối với nhiệm vụ hiện đại hóa hành chính, đến nay hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng, phần mềm chuyên dụng có bước nhảy vọt, tăng 37%. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 xếp thứ 11 trên cả nước. Trao đổi văn bản điện tử của cả 3 cấp đạt tỷ lệ 95%. Hiện, trên cổng dịch vụ công của tỉnh Hà Tĩnh đã có 1.746 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện và 70% đơn vị cấp xã đã áp dụng ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2015 (tăng 68,4% so với năm 2011).

Khẳng định những thành tựu của cải cách hành chính đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong gần một thập kỷ qua, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Trung cho rằng: “Bức tranh tổng thể về công tác cải cách hành chính của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 đều được phản ánh rõ nét qua việc chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Hà Tĩnh đều tăng từng năm, trong đó năm 2019 tăng 15 bậc so với năm 2012 (năm đầu tiên Trung ương tiến hành xếp loại), xếp thứ 12 cả nước, 4 năm liên tiếp xếp thứ nhất các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ. Tác động từ các thành tựu của cải cách hành chính đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, được Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. So với năm 2011 số lượng doanh nghiệp tăng 43,24%, thu ngân sách tăng 11.048 tỷ đồng, đến nay đã có 1.402 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký 417.021 tỷ đồng”.

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030 diễn ra trung tuần tháng 9/2020 vừa qua cũng một lần nữa đã khẳng định, giai đoạn 2011 - 2020, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực, kết quả đạt được khá toàn diện. Đến nay, về cơ bản các nhiệm vụ của chương trình tổng thể đã hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra. Tác động của cải cách hành chính đã làm chuyển biến rõ nét nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về cải cách hành chính, nhất là trong thực thi công vụ phục vụ Nhân dân, từng bước được nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đưa chỉ số cải cách hành chính của Hà Tĩnh vào top 10 tỉnh đứng đầu cả nước trong giai đoạn 2020-2030. Để thực hiện được mục tiêu trên, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; Định kỳ rà soát, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các quy định thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và chuẩn hóa, đồng thời cập nhật, công bố, công khai theo quy định, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư, đời sống dân sinh, đất đai, xây dựng, tài chính, chính sách người có công..., nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18 và 19-NQ/TW theo hướng dẫn mới của Trung ương, quy định mới của Chính phủ gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và Đề án công tác cán bộ của Tỉnh ủy Hà Tĩnh với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

Để phát huy được giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới thì giải pháp đầu tiên là phải nâng cao, đổi mới nhận thức về vai trò của văn hóa.

Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo các điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, con người.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người trong thời đại công nghệ…

Câu 3:

30 năm tái lập tỉnh vừa qua chính là một thời gian dài thử thách đối với ngành giáo dục Hà Tĩnh nói riêng cũng như toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Đồng hành cùng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục Hà Tĩnh những bước đầu cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nó phản ánh ý chí, sự nỗ lực vươn lên của con người nơi vùng quê nghèo khó nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học.

Kết quả nội bật đầu tiên phải kể đến chính là thành tựu lớn lao về phổ cập giáo dục

Phổ cập giáo dục được đẩy mạnh để nhằm làm giảm và chấm dứt tình trạng thất học trong không ít trẻ em vùng sâu, vùng xa tại địa bàn Hà Tĩnh. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Hà Tĩnh đã đưa ra chủ trương thiết thực, cụ thể để Hà Tĩnh có thể vươn mình. Vào năm 2001, trong kỉ nguyên mới, ta chứng kiến Nghị quyết 03-NQ/TU. Nội dung nghị quyết đưa ra chính là nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2005. Sau đó, đến năm 2011, sau hơn một thập kỉ áp dụng, tiến hành, Nghị quyết số 05 - NQ/TU về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo được thông qua bởi Hội đồng Nhân dân tỉnh. Đánh dấu bước tiến trong giáo dục địa phương, Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND đã được và Đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo” đã được tiến hành. Các chính sách, đề án nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cùng với sự phát triển toàn diện của giáo dục Hà Tĩnh. Mới nhất là năm 2018 với Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND về Phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, chúng ta một lần nữa thấy bước tiến, sự chuyển mình của giáo dục Hà Tĩnh nhằm tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của Giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

Phổ cập giáo dục nhưng Hà Tĩnh không bao giờ quên trách nhiệm bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển quê hương. Trong tình hình đó, Trường Năng khiếu Hà Tĩnh mà nay là trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh đã làm nhiệm vụ của người tiên phong tạo nhân tài phát triển quê hương.

Sự quy hoạch một cách hợp lí các trường lớp cho thuận tiện điều kiện địa lí cũng như nhằm tập trung, tăng cường chất lượng đào tạo. Những con số về số lượng trường lớp phản ánh rất rõ sự phát triển về chất, về tầm nhìn của các cơ sở đào tạo. Nếu năm 1992-1993 toàn tỉnh có 1.178 trường học (701 trường mầm non, 236 trường tiểu học, 217 trường tiểu học, 24 trường THPT) thì sau gần 30 năm thiết lập, đổi thay, quy hoạch, số lượng trường học còn là 667 trường (254 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 147 trường THCS, 45 trường THPT). Số lượng trường học được quy hoạch đã phần nào giúp giảm đi áp lực với địa phương và giúp tập trung điều kiện để đào tạo, phát triển. Giữ vững trên tinh thần đó, Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh với mục tiêu đến năm 2025 giảm thêm khoảng 20% số trường học trở thành lí tưởng cho nhân dân Hà Tĩnh cùng phấn đấu.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục là xóa nạn mù chữ. Độ tuổi trẻ em ở Hà Tĩnh đến trường, học tập đã phần nào đạt chuẩn. Năm 1992, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và là tỉnh thành thứ 7 trong cả nước đạt chuẩn. Đến năm 2002, Hà tĩnh tiếp tục phát huy. Và năm 2013, phổ cập cho trẻ em mầm non của tỉnh nhà đạt kết quả tốt. Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 2. Đó là thành quả nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương cũng như sự chung tay của toàn thể mọi người dân trong tỉnh.

Để đổi thay trong giáo dục trở nên hiệu quả, tối ưu hơn. Đóng góp lớn lao không thể không kể đến chính là việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài của toàn tỉnh. Đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng như trình độ đào tạo. Theo từng giai đoạn, số lượng giáo viên lại có những biến động do sự quy hoạch trường lớp. Năm 2011 số lượng giáo viên mầm non tăng 1.632 người, THPT tăng 775 người, giáo viên tiểu học giảm 877 người, giáo viên THCS giảm 1.491 người. Có thể nói, phần nào dẫn đến thay đổi cũng vì không ngừng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, trình độ của mọi người dân. Trong đó đặc biệt ta không thể không kể đến việc đạt chuẩn của giáo viên và đặc biệt năm 2019, 100% giáo viên đạt chuẩn đã phản ánh chân thực sự đào tạo chuyên nghiệp và chỉn chu của địa phương. Tỉnh nhà còn chú trong các buổi học tập huấn về chuyên môn, năng lực để từ đó giúp học sinh có được sự vươn lên trong học tập.

Cơ sở vật chất trường học được quan tâm huy động, đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục. Đến nay hầu hết các trường học đều có đủ một phòng học trên một lớp, khắc phục được tình trạng học 2 ca (năm học 1992-1993 chỉ đạt 0,6 phòng học/lớp); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 85% (năm học 1992-1993 hầu hết các phòng học đều là phòng học tạm, cấp 4, xuống cấp). Hệ thống phòng bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học được trang bị khá đồng bộ (Giai đoạn 2001-2006 đầu tư đại trà thiết bị dạy học thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2000: mỗi lớp tiểu học có 01 bộ thiết bị dạy học, mỗi trường THCS hoặc THPT có từ 2 đến 6 bộ thiết bị dạy học tối thiểu. Giai đoạn 2012-2020 đầu tư mạnh về đồ chơi trong trường mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học). 

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu trong việc hưởng ứng và triển khai chủ trương xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia từ năm 1997. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và toàn xã hội; trở thành điểm sáng toàn quốc được các nơi về học tập; kết quả đã tạo nên diện mạo mới cho các trường học về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, chất lượng giáo dục.  

Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 534/667 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 80,05%. Trong đó Mầm non có 181/254 trường đạt chuẩn, tỉ lệ 71,2%; Tiểu học có 193/221 trường , tỉ lệ 87,7%; THCS có 127/147 trường , tỉ lệ 86,39% và THPT có 33/45 trường , tỉ lệ 73,9%.

Chất lượng giáo dục toàn diện của Hà Tĩnh cũng tăng dần theo các cấp học. Tỷ lệ trẻ mầm non đến trường tăng mạnh; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện đối với trẻ có sự chuyển biến rất tích cực. Số trường tổ chức bán trú đạt 100%, số trẻ ăn bán trú đạt 95.3%, công tác bán trú trở thành một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn dưới 5% (năm 2003 là 18,8%), tuyệt đại đa số trẻ mầm non được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, được phụ huynh tin tưởng, xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Thực hiện nghiêm túc và có nhiều đổi mới trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non của Bộ GDĐT trong từng giai đoạn khác nhau; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chuyên đề về lễ giáo, âm nhạc, vệ sinh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển vận động,….Những năm gần đây tập trung  xây dựng “trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, các hoạt động giáo dục tại các trường mầm non  đã có những chuyển biến mới trong giáo dục trẻ, cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, của xã hội. 

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển giáo dục tiểu học với tinh thần xây dựng cấp tiểu học thực sự là nền móng, nề nếp, chất lượng làm nền tảng cho tương lai. Vì vậy, cùng với việc thực hiện sớm phổ cập giáo dục tiểu học, công tác nâng cao chất lượng được chú trọng. Cách học “lấy học sinh làm trung tâm” tuy ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng sau đó cũng đã chứng minh được thế mạnh và khả năng. Từ năm 2000, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tiểu học Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, triển khai dạy học đại trà môn Tiếng Việt lớp 1. Nhờ những lựa chọn, giải pháp tối ưu trong dạy học, học sinh Hà Tĩnh sớm có được sự hiểu biết, nhận thức dù là ở đội tuổi nhỏ. Chất lượng giáo dục tiểu học được bình ổn ở mức 98% học sinh lên lớp.

Giáo dục Trung học bao gồm cả THCS và THPT cũng có những tín hiệu đáng mừng. Với tỉ lệ khoảng 97% học sinh tốt nghiệp và đặc biệt là tỉ lệ học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng đạt trên 60%, các em học sinh Hà Tĩnh gặt hái được nhiều thành công và là niềm tự hào của tỉnh nhà. Theo thống kê, từ năm 1991 đến nay đã có 1.288 em học sinh của quê hương Hà Tĩnh đạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Đặc biệt trong hoàn cảnh gian khó, vượt lên trên nhiều áp lực, các em học sinh Hà Tĩnh làm rạng danh quê hương với 26 giải Nhất, 232 giải Nhì, 531 giải Ba và 501 giải Khuyến khích của các bộ môn văn hóa. Đặc biệt, tại kì thi Quốc tế, quê hương Hà Tĩnh đã gặt hái được 2 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng Toán quốc tế; 01 huy chương vàng Toán, 01 huy chương bạc Tin học châu Á cùng 23 giải tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh THPT cấp quốc với giải nhất, nhì, ba. Nhưng phát huy năng lực của các bạn học sinh không chỉ ở mảng văn hóa mà còn trên lĩnh vực thể dục thể thao, các học sinh đã đạt 124 huy chương điền kinh, 30 huy chương vàng, 34 huy chương bạc, 60 huy chương đồng cấp quốc gia. Sự phát triển toàn diện của con người Hà Tĩnh khiến ta có cái nhìn lạc quan về tương lai của thế hệ trẻ Hà Tĩnh, tương lai của quê hương Hà Tĩnh. Các bạn học sinh với năng lực nhận thức của riêng mình sớm có tầm nhìn về tương lai, về kế hoạch học tập cũng như xác định tìm kiếm cơ hội học tập gây dựng quê hương. Mỗi một cuộc thi như Ánh sáng soi đường, Em yêu lịch sử … đề trở thành “mảnh đất màu mỡ” của những người dân Hà Tĩnh thể hiện mình, bộc lộ tư duy và nhận thức.

Ngay cả với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm lao động nghề nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Giai đoạn từ năm 1991 – 2005, với 11 trung tâm GDTX và hơn 10 nghìn học viên, Hà Tĩnh xây dựng được một hệ thống quy mô học tập cho những học sinh có định hướng riêng.

Đặt chân bàn cân so sánh, có thể khẳng định rằng quy mô mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tính đến năm 2020 phát triển mạnh so với giai đoạn 1991-2005, thời kì tỉnh nhà nói riêng, toàn bộ đất nước nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với một cơ sở Đại học rộng lớn, đa ngành đào tạo gần 4.000 học sinh, sinh viên cùng 4 trường cao đẳng: Cao đẳng Nguyễn Du, Cao đẳng Y tế), Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức và Cao đẳng Công nghệ, nguồn nhân lực được đào tạo dồi dào, có tay nghề và có định hướng phát triển đóng góp không nhỏ vào thị phần lao động của tỉnh nhà.

Thành tựu về giáo dục Hà Tĩnh còn phải kể đến những hoạt động trao học bổng, khuyến học khuyến tài nhằm phát triển quê hương giàu đẹp. Các quỹ khuyến học, khuyến tài như“ Quỹ khuyến học đất Hồng Lam”,  “Quỹ khuyến học khuyến tài Nguyễn Du”, … đều tôn vinh những tấm gương trong học tập, trong sáng tạo và tạo động lực phấn đấu cho thế hệ trẻ hôm nay.

Chúng ta phải khẳng định rằng giáo dục Hà Tĩnh đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng trân trọng, đáng ngợi ca. Tuy vậy, việc “dậm chân tại chỗ” hay tự mãn với kết quả đạt được là điều không nên làm trong bất cứ lĩnh vực nào và càng không thể với giáo dục. Để có thể phát triển giáo dục Hà Tĩnh trong thời gian tới, có rất nhiều điều mà ta cần làm, cần lên kế hoạch để giáo dục Hà Tĩnh nói riêng, quê hương Hà Tĩnh nói chung ngày một phát triển.

Điều bản thân mỗi cá nhân có thể làm trước hết chính là trau dồi kiến thức của mình tốt hơn. Kiến thức ở đây không chỉ là kiến thức trong sách vở, trường lớp. Chúng ta cần trau dồi các kĩ năng, rèn luyện qua các hoạt động, trải nghiệm mỗi ngày đề việc học tối ưu, hiệu quả nhất. Dù còn ở lứa tuổi đi học hay không thì ai cũng cần rèn luyện và học tập tốt. Đó là từ sự học bé nhỏ trong gia đình cho đến sự học trong xã hội. Ai cũng cần ý thức, trách nhiệm để nhận thức và đổi thay. Chính sự nhận thức sâu sắc trong việc học để rèn luyện bản thân sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tốt hơn, đúng đắn hơn về việc học và sự tác động của nó với việc trau dồi bản thân mình.

Thêm vào đó, cần có những chủ trương đổi mới dạy và học thiết thực trong hoàn cảnh đổi thay của quê hương, đất nước. Nhất là trong tình hình giáo dục đang có những định hướng mới thông qua Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, Hà Tĩnh cần có kế hoạch cụ thể trong việc chọn Sách giáo khoa, đào tạo đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực để hình thành nên những hướng đi đúng đắn trong một chương trình học hoàn toàn mới hiện nay được đưa ra bởi Bộ giáo dục và Đào tạo. Nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục, giáo viên sẽ chủ động xây dựng kế hoạch học tập sao cho việc học chương trình mới không gây áp lực, không tạo rào cản để các em học sinh tiếp cận và học tập hiệu quả, tốt đẹp.

Sự quan tâm dành cho giáo dục là điều mà chúng ta cần phải chú ý. Sự đầu tư trang thiết bị dạy học, sự xây dựng các cơ sở đường hướng dạy học và thực hiện xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của giáo dục tỉnh nhà. Chúng ta đều biết “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Một sự đầu tư thích đáng cho giáo dục chính là vì sự phát triển, sự đổi thay tích cực, ngày một đi lên của Hà Tĩnh. Mỗi người cần hòa mình trong dòng chảy, trong sự vận động chung của quê hương Hà Tĩnh vì mục tiêu phát triển.

Bên cạnh đó, cần xác định mục tiêu giáo dục cụ thể. Chỉ tiêu đưa ra với tình hình học tập, hiện trạng giáo dục cần căn cứ vào thực trạng khách quan cũng như chủ quan. Trong điều kiện gian khó như hiện nay, đó là việc khắc phục hậu quả của cơn lũ “tử thần” năm 2020 hủy hoại rất nhiều tài sản trong trường học hay tình hình khó khăn của dịch Covid 19 nên học sinh không thể đến trường mà phải học trực tuyến, các ban ngành, cá nhân cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và từ đó đưa ra được đường lối, phương hướng cụ thể để kết quả học tập và chất lượng giáo dục tỉnh nhà vẫn được đảm bảo và duy trì tốt như trong điều kiện bình thường. Cần nâng cao nhận thức về giáo dục tới từng học sinh, từng phụ huynh, từng thầy cô giáo. Mỗi một công dân, mỗi một người con của quê hương Hà Tĩnh đều có trách nhiệm dựng xây, phát triển quê hương giàu đẹp. Đó không chỉ vì trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của bạn và tôi – thế hệ trẻ Hà Tĩnh, chủ nhân tương lai của đất nước.

Bài tham khảo số 3:
Câu 1:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

  ( Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Nếu nhắc đến địa danh mà tôi luôn nhớ đến, một địa danh mà anh hùng thì không thể không nhắc đến Hà Tĩnh. Hà Tĩnh là nơi mà đã non nước hữu tình. Hà Tĩnh không chỉ được biết đến là vùng đất hội tụ địa linh nhân kiệt mà còn là cái nôi của văn hóa dân gian, sản sinh ra các làn điệu dân ca độc đáo.

Suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển thì vùng đất Hà Tĩnh đã có nhiều lần thay đổi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.

Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện tại, Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 10 huyện gồm: Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn.

Hà Tĩnh là nơi quần tụ của các cư dân bản địa và cư dân từ nhiều vùng khác đến, từng là “phiên trấn”, “phên dậu” của nước Đại Việt xưa, mảnh đất này gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là quê hương của Mai Thúc Loan, xưng vương Mai Hắc Đế lãnh đạo nhân dân chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc (năm 772). Đầu thế kỷ XV, hai cha con Quốc công Đặng Tất, Đặng Dung là những thủ lĩnh chủ chốt giúp nhà Hậu Trần lập nên những chiến công vang dội chống giặc Minh. Thế kỷ XV, đất Đỗ Gia (Hương Sơn) và dãy núi Thiên Nhẫn là đại bản doanh của Lê Lợi, nhân dân Hà Tĩnh là chỗ dựa vững chắc của nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh. Thế kỷ XVIII, Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, đất Hà Tĩnh là nơi dừng chân bổ sung quân sỹ, lương thực, nhân dân Hà Tĩnh lại một lần nữa biểu hiện lòng trung thành của mình với đất nước. Thế kỷ XIX, Vua Hàm Nghi chọn Sơn Phòng Hương Khê làm nơi bàn tính, mưu toan việc lớn và rừng Vũ Quang, Hương Khê trở thành đại bản doanh của cụ Phan Đình Phùng tụ hội anh hùng chí sỹ bốn phương, thực hiện cuộc kháng chiến 10 năm kiên cường, bền bỉ. Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh - cuộc diễn tập đầu tiên của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc, hàng vạn người Hà Tĩnh đã tham gia chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh góp phần to lớn cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Hà Tĩnh là vùng “Địa linh nhân kiệt”, thời nào cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn đến những tên tuổi nổi danh đất nước. Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu như danh y Hải Thượng Lãn Ông, đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Con người Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều vào công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sản sinh ra làn điệu Dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn. Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ có niên đại trên 4 ngàn năm như: Phôi Phối, Bãi Cọi, Thạch Lạc... Đây là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ mà xét về trầm tích văn hóa giống nòi qua các thời đại. Người Hà Tĩnh bởi thế có những giá trị văn hóa đặc trưng, đáng quý, cần được phát huy trong giai đoạn hội nhập và phát triển của quê hương, đất nước.

Có thể nói, giá trị văn hóa đặc trưng đầu tiên của con người Hà Tĩnh là hiếu học và học giỏi, có nhiều người đỗ đạt thành danh. Lần theo chiều dài lịch sử, chúng ta thấy thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sĩ, danh nhân văn hóa. Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa, trong đó người đỗ Tiến sĩ trẻ nhất, lúc 18 tuổi là Nguyễn Tử Trọng (Hương Sơn), người đỗ Tiến sĩ cao tuổi nhất, lúc 52 tuổi là Nguyễn Văn Suyền (Thạch Hà) và người được khắc tên vào bia cuối cùng tại Văn Miếu Quốc Tử giám (bia số 82) là Phan Huy Ôn, năm 1779.

Bước vào thời kỳ hội nhập, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đời sống văn hóa Nhân dân ngày càng phong phú; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương Hà Tĩnh được phát huy; xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm rạng rỡ truyền thống văn hiến, hiếu học, khoa bảng của quê hương.

Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4.

Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối.  Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7ºC.

Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Cảnh quan của tỉnh có thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc, Hòn Lám…Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8.

Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.

Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.

Về tôn giáo, ở Hà Tĩnh có số đồng đồng bào theo Phật giáo, Công giáo và các tôn giáo khác như đạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang...Riêng đạo Công giáo, Hà Tĩnh là 1 trong 15 tỉnh có số lượng tín đồ Công giáo đông nhất toàn quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được có không ít những bất cập nảy sinh, nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện. Các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống bị xói mòn… làm ảnh hưởng không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam nói chung và văn hóa Hà Tĩnh nói riêng.

Để phát huy được giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới thì giải pháp đầu tiên là phải nâng cao, đổi mới nhận thức về vai trò của văn hóa; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo các điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, con người.

Ẩm thực ở nơi đây cũng là một điểm đặc biệt của Hà Tĩnh. Và với chiều dài lịch sử nên nơi đây cũng đã  ấn tượng của văn hóa Hà Tĩnh thì không thể nào bỏ qua được các di sản văn hóa truyền thống đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Mảnh đất của những làn điệu dân ca, nổi tiếng với làng hát ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú.

Có thể thấy rằng con người Hà Tĩnh mang trong mình sự kiên cường, bất khuất dù trong cuộc sống, hoàn cảnh gian khổ như thế nào. 

Vậy nên, để phát huy những điều đó chúng ta cần phải học tập và xây dựng thật tốt quê hương, đất nước. Cần tuyên truyền và bảo vệ những thành quả, những thành tựu, những nét đẹp văn hóa, truyền thống nơi đây. Đưa những giá trị truyền thống đó đến gần với các bạn bè trên thế giới. 

Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm giải phóng và phát huy năng lực lao động sáng tạo của người Hà Tĩnh; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người trong thời đại công nghệ…

Điều này không hề khó khăn nếu chúng ta giữ gìn được truyền thống và luôn xây dựng, bảo vệ những truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh.

Câu 2:

Hà Tĩnh là một mảnh đất có truyền thống anh hùng, với truyền thống hiếu học. Mảnh đất này có những đặc điểm nổi bật của Hà Tĩnh.

Vẫn có nhớ Bác Hồ viết trong thư, trong điện hay những lời dặn dò khi gặp mặt, là sự thông hiểu, sự quan tâm đối với Hà Tĩnh. Đặc biệt, trong dịp đoàn cán bộ của Hà Tĩnh ra Thái Bình học tập nghiên cứu thâm canh lúa, khi về đoàn được vào Hà Nội gặp Bác, Bác tiếp đoàn thân mật, dặn dò cặn kẽ nhiều điều và nhắc nhở “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên. Các đồng chí có làm được thế không? Làm được chứ? Miễn là lãnh đạo phải có quyết tâm, có tinh thần tự lực cánh sinh, biết lắng nghe ý kiến quần chúng. Có việc mình không biết, nhưng quần chúng biết. Và biết tổ chức cho khéo thì nhất định việc gì cũng làm được, nhất định đưa được phong trào nổi bật lên”. Bác đã gửi trọn niềm tin yêu, niềm kỳ vọng lớn lao vào sự phát triển đi lên của Hà Tĩnh. Những lời dạy đã thấm sâu vào lòng mỗi thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Tĩnh, kết tinh thành ý chí và sức mạnh, từng bước đưa Hà Tĩnh giành nhiều thắng lợi trên đường phát triển.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với vị trí chiến lược quan trọng “hậu phương của miền Nam và tiền tuyến của miền Bắc”, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường vươn lên giành nhiều chiến công vẻ vang. Trong thời gian này, Hà Tĩnh đã có 92.913 thanh niên lên đường nhập ngũ, 334.128 lượt người đi dân công hoả tuyến, 10.636 thanh niên xung phong, 13.024 người con của quê hương anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Trên mặt trận sản xuất Hà Tĩnh đã giành được nhiều thành tích nổi bật, tiêu biểu như: đại công trình thuỷ nông Kẻ Gỗ mang tầm vóc thế kỷ, công trình thuỷ lợi Thượng Tuy, Bộc Nguyên, Cửa thờ Trại Tiểu, Vực Trống… với nhiều phong trào ra quân hăng hái, rầm rộ; Nhiều nhân tố mới trong sản xuất nông nghiệp đạt năng suất 5 tấn/ha/vụ như các Hợp tác xã Mật Thiết, Trung Hoà (Can Lộc), Phan Đình Phùng (Cẩm Xuyên), Đại Thanh (Đức Thọ)..v..v.. Một số cơ sở công nghiệp lớn ra đời như nhà máy cơ khí Ấp Bắc, nhà máy cơ khí Thông Dụng, khu công nghiệp cảng Đò Điệm, Hộ Độ... Trong giáo dục - đào tạo xuất hiện lá cờ giáo dục Cẩm Bình nổi tiếng cả nước. Làm theo lời Bác dặn, trong chiến tranh ác liệt, Hà Tĩnh đã nêu cao tinh thần đấu tranh, để “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; cả Hà Tĩnh sôi nổi, hào hứng với các phong trào thu đua yêu nước “Ba đảm đang”, “Ba sẵn sàng”, “Hai giỏi”…với những kết quả xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Với truyền thống cách mạng và ý chí quyết tâm thực hiện lời Bác dặn, Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hậu phương cho tiền tuyến lớn - miền Nam, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 - mở ra trang sử mới cho dân tộc, thực hiện thắng lợi sự tiên đoán và di nguyện của Người: “…nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương và trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ sau ngày tái lập tỉnh (tháng 9/1991), khắc sâu lời Bác dạy, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, giành được những thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.

Hiện nay, Hà Tĩnh đang chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện từ tỉnh nông nghiệp sang tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế hợp lý và ưu tiên cho phát triển bền vững. Đời sống nhân dân được nâng lên. Cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ làm cơ sở cho sự phát triển. An ninh - quốc phòng được giữ vững. Phong trào xây dựng nông thôn mới thu được nhiều kết quả. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phục vụ phát triển. Trên cơ sở lựa chọn sáng suốt, quyết định mạnh mẽ, Hà Tĩnh đã phát huy lợi thế để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Với cảng nước sâu Vũng Áng, Hà Tĩnh đã trở thành địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước trong nhiều năm liền. Các khu kinh tế được cơ cấu hợp lý và phát huy lợi thế giữa các vùng, góp phần đưa kinh tế Hà Tĩnh phát triển một cách vững chắc.

Giai đoạn 2006 - 2010, GDP của Hà Tĩnh tăng bình quân hàng năm đạt 9,6%. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,8%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng. Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 đạt 12.485 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; năm 2013 đạt trên 5.500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ chiếm 81,71%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn 18,29% trong cơ cấu GDP của tỉnh, chỉ tiêu cơ cấu kinh tế đã gần về đích so với mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Năm 2014, Hà Tĩnh về đích các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2015 mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Hà Tĩnh đã hoàn thành và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục được tăng cường. Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản xuất được quan tâm góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; đảm bảo an sinh xã hội; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tập trung triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng và lao động nghề nông thôn. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng “Nông thôn mới” được đẩy mạnh. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng. Hoạt động báo chí ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Hạ tầng mạng viễn thông, CNTT phát triển nhanh; ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử các cấp có nhiều tiến bộ. Quốc phòng - an ninh đảm bảo, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Công tác xây dựng Đảng hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức.

Với những kết quả đạt được tạo nền tảng vững chắc cho Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo, sớm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.

Bước sang năm 2014, với muôn vàn khó khăn, Hà Tĩnh chủ động tiến hành tốt các chính sách về kinh tế, xã hội. Trong 7 tháng đầu năm, thu ngân sách của tỉnh đạt 6.000 tỷ đồng, cao nhất trong các tỉnh Bắc miền Trung đảm. Chính sách an sinh xã hội đã được quan tâm và triển khai tích cực. Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục đạt một số kết quả. Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực, đã góp phần làm bộ mặt của Hà Tĩnh khởi sắc hơn.

Thực hiện lời Bác dạy, trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương và chính sách để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nhiều chỉ thị, nghị quyết sát với thực tiễn được ban hành và đi vào cuộc sống như Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Chỉ thị 35, Kết luận số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 33 của UBND tỉnh về quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ LLVT; Chỉ thị số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội’; Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội được tăng cường, đảm bảo sự ổn định và phát triển của tỉnh nhà trong từng giai đoạn cụ thể.

Những kết quả đạt được nói trên là tiền đề, điều kiện quan trọng để đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững. Tuy vậy, trên con đường đưa Hà Tĩnh đang còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua. Thời cơ đang đến, song thách thức còn nhiều. Chúng ta cần phải ra sức tìm tòi, sáng tạo, vận dụng tốt những kinh nghiệm từ thực tiễn, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, đồng lòng chung sức, quyết tâm thực hiện bằng được những lời căn dặn của Người trước lúc đi xa.

Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đang quyết tâm làm cho tình hình “nổi bật lên”, xứng với lời Bác dặn.

Chúng ta cần phát huy những thế mạnh của người dân Hà Tĩnh, các đặc trưng của tính cách cần cù, chăm chỉ, siêng năng,…sự chân thành, chân thật.

Nhận thức về các vấn đề môi trường, giáo dục, cũng như ý thức được phát triển, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Mỗi chúng ta đều cần chung tay dựng xây quê hương Hà Tĩnh. Hành trình gian khổ mà vẻ vang ấy không phải là của riêng một ai mà là của tất cả chúng ta – những người con của quê hương Hà Tĩnh.

Trong thời đại của công nghệ thông tin, của sự bùng nổ, mỗi người trẻ của quê hương Hà Tĩnh phải ý thức thật nhiều. Chúng ta có thể tiến lên, thay đổi để phát triển bản thân.

Sau 30 năm, Hà Tĩnh đã có những đổi thay. Dựa trên nền tảng đó, ta tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị phẩm chất, đạo đức để mai này dựng xây quê hương giàu đẹp.

Bên cạnh việc tận dụng nguồn nhân lực trẻ có ý chí, có động lực và có khát vọng. Lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hóa cũng là trách nhiệm của chúng ta. Nếu người dân nào, người trẻ nào cũng chạy theo những giá trị mới thì liệu quê hương sẽ phát triển như thế nào, ra sao?

Giá trị văn hóa truyền thống có thể nói đã một phần hun đúc nên cái đẹp của con người. Ý thức, trách nhiệm trong ta cũng rất cần để có thể giữ gìn vẹn nguyên bản sắc văn hóa để quê hương Hà Tĩnh mãi mãi đẹp tươi.

Đồng thời, gìn giữ giá trị văn hóa cũng là hướng tới việc phát huy, nâng cao hiệu quả trong kinh tế nhằm xây dựng quê hương. Việc loại bỏ, tìm ra phương hướng cụ thể để định hướng phát triển cho các làng nghề truyền thống cũng rất quan trọng.

Câu 3: 

Hà Tĩnh là vùng “Địa linh nhân kiệt”, thời nào cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn đến những tên tuổi nổi danh đất nước. Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu như danh y Hải Thượng Lãn Ông, đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Cùng với đó là truyền thống hiếu học. Vậy nên trong 30 năm tái lấp tỉnh Hà Tĩnh giáo dục của tỉnh có nhiều điểm nổi bật.

Thành lập Trường Năng khiếu Hà Tĩnh (nay là trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) để phát hiện, bồi dưỡng nhân tài tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. 

Theo số lượng của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh trong năm học 1992-1993 toàn tỉnh có 1.178 trường học (701 trường mầm non, 236 trường tiểu học, 217 trường tiểu học, 24 trường THPT) thì đến năm học 2020 - 2021 còn 667 trường (254 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 147 trường THCS, 45 trường THPT).

Năm 1992, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn); năm 2002, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở (tỉnh thứ 12 đạt chuẩn); năm 2013, đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn). Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2. So với năm 2011 số lượng giáo viên mầm non tăng 1.632 người, THPT tăng 775 người, giáo viên tiểu học giảm 877 người, giáo viên THCS giảm 1.491 người. 

Hầu hết các trường học đều có đủ một phòng học trên một lớp, khắc phục được tình trạng học 2 ca (năm học 1992-1993 chỉ đạt 0,6 phòng học/lớp); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 85% (năm học 1992-1993 hầu hết các phòng học đều là phòng học tạm, cấp 4, xuống cấp). Hệ thống phòng bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học được trang bị khá đồng bộ (Giai đoạn 2001-2006 đầu tư đại trà thiết bị dạy học thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2000: mỗi lớp tiểu học có 01 bộ thiết bị dạy học, mỗi trường THCS hoặc THPT có từ 2 đến 6 bộ thiết bị dạy học tối thiểu. Giai đoạn 2012-2020 đầu tư mạnh về đồ chơi trong trường mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học). Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của phụ huynh, học sinh thì nhiều trường đã đạt trường chuẩn quốc gia. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 534/667 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 80,05%. Trong đó Mầm non có 181/254 trường đạt chuẩn, tỉ lệ 71,2%; Tiểu học có 193/221 trường , tỉ lệ 87,7%; THCS có 127/147 trường , tỉ lệ 86,39% và THPT có 33/45 trường , tỉ lệ 73,9%.

Không chỉ vậy mà Hà Tĩnh còn rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng toàn diện và phát triển đưa giáo dục tỉnh dẫn dầu cả nước. Đối với giáo dục mầm non: Trẻ mẩm non được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện, tỷ lệ đến trường tăng mạnh. Số trường tổ chức bán trú đạt 100%, số trẻ ăn bán trú đạt 95.3%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn dưới 5% (năm 2003 là 18,8%). Đối với giáo dục tiểu học từ những năm 1996, đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”, áp dụng những công nghệ giáo dục hiện đại tại một số huyện. Từ năm 2000, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tiểu học Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, triển khai dạy học đại trà môn Tiếng Việt 1 theo Tài liệu công nghệ giáo dục, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, áp dụng các mô hình giáo dục mới, đổi mới đánh giá học sinh, đưa dân ca ví, giặm vào các trường tiểu học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Đối với giáo dục Trung học thì tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hàng năm đạt trên 98% , tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học cao đẳng đạt trên 60%, nhiều em đạt điểm tuyệt đối các môn thi, thủ khoa các trường đại học. Từ 1991 đến nay đã có 1.288 em đạt học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa (26 giải Nhất, 232 giải Nhì, 531 giải Ba  và 501 giải Khuyến khích); có 06 học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực (2 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng Toán quốc tế; 01 huy chương vàng Toán, 01 huy chương bạc Tin học châu Á); 23 giải tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh THPT cấp quốc gia (01giải nhất, 02 giải nhì, 13  giải ba, 07 giải tư); trên 200 học sinh đạt các loại huy chương về thể thao, điền kinh cấp quốc gia (tính từ năm 2010 đến nay, có 124 huy chương điền kinh cấp quốc gia, trong đó có 30 huy chương Vàng, 34 huy chương Bạc, 60 huy chương Đồng).

Hà Tĩnh còn rất quan tâm đến giáo dục thường xuyên có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Giai đoạn 1991-2005 (trước khi Luật Giáo dục 2005 ban hành) toàn tỉnh có 11 trung tâm GDTX với 10.744 học viên. Tính đến năm 2020, hệ thống GDTX đã có sự thay đổi về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân, tổng số trung tâm GDTX hiện tại là 11 trung tâm, trong đó có 01 Trung tâm GDTX cấp tỉnh, 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên cấp huyện, có 06 trường Cao đẳng và Trung cấp nghề dạy hệ GDTX cấp THPT kết hợp đào tạo nghề, tổng số học viên tham gia chương trình GDTX cấp THPT trên là 11.000 học viên. Giai đoạn từ năm 1991-2005 toàn tỉnh thành lập được 163 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thu hút hơn 60.800 lượt người tham gia học tập các chuyên đề về chuyển giao công nghệ sản xuất, học nghề mới, … đến nay 100% xã, phường, thị trấn đều đã có trung tâm học tập cộng đồng, giai đoạn 2006 - 2019 đã có trên 948.000 lượt người  tham gia học tập các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến công, kiến thức về pháp luật, các vấn đề về xã hội, sức khỏe, đời sống...

Giáo dục chuyên nghiệp cũng đó có những chuyển biến tốt và theo hướng tích cực hơn. Quy mô mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tính đến năm 2020 phát triển mạnh so với giai đoạn 1991-2005. Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường Đại học đa ngành với quy mô đào tạo gần 4.000 học sinh, sinh viên; đã đào tạo hơn 12.000 nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và khu vực, trong đó hơn 3.200 nhân lực cho nước bạn Lào; Có 04 trường cao đẳng: Cao đẳng Nguyễn Du (nâng cấp từ trường TC Văn hóa Nghệ thuật), Cao đẳng Y tế (nâng cấp từ trường trung cấp Y tế), Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức và Cao đẳng Công nghệ. Số lượng các trường Trung học chuyên nghiệp (sau đổi tên thành trung cấp chuyên nghiệp), thành lập mới các trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Trung cấp Kỹ nghệ, Trung cấp nghề Lý Tự Trọng. Số lượng học sinh, học viên và sinh viên các trường cao đẳng, TCCN toàn tỉnh tính đến năm 2020 là 25.240 người tăng hơn 5 lần so với giai đoạn 1991-2005.

Để phát huy được truyền thống hiếu học đó tỉnh cần nên cao truyền thống. Phụ huynh cần quan tâm, đầu tư cho con em mình. Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời đề ra các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục. Còn các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học phải bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phương để có sự tham mưu tích cực, phù hợp, có hiệu qủa cho cấp uỷ chính quyền các cấp để phát triển GDĐT. Có sự vào cuộc phối hợp tích cực của các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể quần chúng, các tầng lớp nhân dân trong các hoạt động giáo dục, nhất là vận dụng tốt quan điểm xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo các thế hệ phần lớn đều có phẩm chất, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với nghề, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học sinh Hà Tĩnh đa số đều chịu khó, thông minh, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập để lập thân, lập nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Sự quan tâm dành cho giáo dục là điều mà chúng ta cần phải chú ý. Sự đầu tư trang thiết bị dạy học, sự xây dựng các cơ sở đường hướng dạy học và thực hiện xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của giáo dục tỉnh nhà. Chúng ta đều biết “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Một sự đầu tư thích đáng cho giáo dục chính là vì sự phát triển, sự đổi thay tích cực, ngày một đi lên của Hà Tĩnh. Mỗi người cần hòa mình trong dòng chảy, trong sự vận động chung của quê hương Hà Tĩnh vì mục tiêu phát triển.


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.